“Tôi thật sự, thật sự xấu hổ khi phải thừa nhận điều này, nhưng tôi gần như
không hề quan tâm đến chuyện liệu cuộc hôn nhân này có thành hay không.
Tôi đã nghĩ rằng thậm chí nếu nó không thành thì ít nhất tôi cũng đã kết hôn
khi mọi người xung quanh đều như vậy. Tôi sẽ bắt kịp mọi người.” Jennifer
sụt sịt. “Nhưng chuyện ly hôn lại tệ hại nhiều hơn tôi nghĩ. Tôi không hẳn
là hối tiếc về chuyện kết hôn với Carter, nhưng tôi ước gì mình chưa bao
giờ sống chung với anh ấy, hoặc lẽ ra tôi nên sẵn sàng rời bỏ anh ấy trước
khi mọi thứ đi quá xa. Đằng nào bây giờ tôi cũng đang phải bắt đầu lại từ
đầu. Một cách tệ hại hơn nhiều.”
“Nhưng cô đang dần thoát khỏi thế bị cầm chân,” tôi nhắc nhở. “Cô làm thế
nào?”
“Tôi phải đối mặt với sự thật. Carter từng là người bạn trai tuyệt vời trong
độ tuổi 20, nhưng anh ấy không phải là người chồng thật sự trong độ tuổi
30 và sẽ không bao giờ như vậy. Công việc của tôi vẫn đang tiến triển và tôi
muốn có một gia đình. Carter chưa sẵn sàng cho những điều đó. Dường
như, chuyện đó không thực tế, hoặc chính thức, cho đến khi chúng tôi chính
thức kết hôn.”
Mối liên kết bất lợi giữa sống thử và ly hôn dường như đang giảm dần.
Thêm một tin tốt là bản khảo sát năm 2010 do Trung tâm Nghiên cứu Pew
thực hiện cho thấy gần 2/3 số người Mỹ xem việc sống thử là một bước tiến
gần đến hôn nhân. Cách nhìn nhận chung và nghiêm túc này có thể tiến một
bước dài tới việc làm giảm hiệu ứng sống thử, vì nghiên cứu gần đây nhất
chỉ ra rằng những người sống thử nhiều lần liên tục, các cặp đôi với những
mức độ cam kết khác nhau và những người dùng việc sống thử như một
thước đo cho mối quan hệ của họ, chính là những nhóm người có nguy cơ
bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi hiệu ứng sống thử.
Ly hôn dường như là một hệ quả xa vời và ít khả năng xảy đến với những
người trong độ tuổi 20 đang sống cùng nhau và chỉ cần vui là đủ. Thực vậy,
khi tôi thể hiện quan ngại về chuyện sống thử, các khách hàng của tôi