đây)
Bằng cách suy nghĩ về những lựa chọn thực sự của mình, Ian gặp phải
phiên bản tuổi 20 của thứ mà nhà phân tâm học Christopher Bollas gọi là
hiểu biết thiếu suy xét. Những hiểu biết thiếu suy xét là những điều chúng
ta đã biết về mình nhưng bằng cách nào đó đã quên đi. Chúng là những giấc
mơ chúng ta bỏ quên, hay những sự thật chúng ta nhận biết được nhưng
không nói ra. Chúng ta có thể sợ phải thừa nhận với người khác những hiểu
biết thiếu suy xét này bởi chúng ta sợ những gì họ sẽ nghĩ. Thậm chí còn
thường xuyên hơn là chúng ta sợ hãi về ý nghĩa của những hiểu biết thiếu
suy xét này đối với bản thân và cuộc đời của chúng ta.
Ian lấy cớ rằng không biết phải làm gì là điều khó khăn nhất, nhưng thật ra
trong thâm tâm, tôi nghĩ cậu hiểu rằng đưa ra quyết định về điều gì đó là lúc
sự bất an thực sự bắt đầu. Sự bất an còn đáng sợ hơn chính là mong muốn
một điều gì đó nhưng không biết làm thế nào để có được nó. Đó là làm việc
vì một điều gì đó dù chẳng có gì là chắc chắn. Khi đưa ra lựa chọn, chúng ta
phải đối mặt với công việc vất vả, thất bại và đau khổ. Đôi khi ta thấy mọi
chuyện dễ dàng hơn khi không biết, không phải lựa chọn và không phải làm
gì.
Nhưng sự thực không phải vậy.
“Ian, ngày đầu tiên gặp tôi, cậu nói mình đang ở giữa đại dương. Tôi có ấn
tượng rằng cậu không muốn làm gì cụ thể cả, giống như cậu chẳng biết
mình muốn gì. Cậu không để bản thân mình biết được những suy nghĩ của
chính mình. Cậu có muốn một điều. Cậu muốn thử sức trong lĩnh vực thiết
kế kỹ thuật số.”
“Tôi không biết…” Ian thoái thác.
Sau đây là những câu hỏi mà khả năng không nhận thức của Ian đã đưa ra.