TUỔI GIÀ - TẬP 1 - Trang 13

thức thực tiễn và trí lự. Chúng ta sẽ không nói tới hiện tượng già lão chừng nào
những sự giảm sút chỉ là nhất thời và có thể bổ khuyết. Khi những sự giảm sút
ấy trở nên nghiêm trọng và vô phương cứu chữa, thì cơ thể trở nên yếu ớt và ít
nhiều bất lực: có thể nói dứt khoát là nó suy tàn.

Vấn đề trở nên phức tạp hơn nhiều nếu chúng ta xem xét cá nhân một cách

trọn vẹn. Người ta suy tàn sau khi đạt tới một điểm đỉnh: đặt điểm đỉnh này vào
chỗ nào? Mặc dù tương thuộc lẫn nhau, vật chất và tinh thần không cùng theo
một quá trình tiến hóa song song một cách nghiêm ngặt. Về tinh thần, một cá
nhân có thể trải qua những sự tổn thất to lớn trước khi bắt đầu sự suy sụt về thể
chất; trái lại, trong quá trình suy sụt ấy, cá nhân có thể có những sự thu nhận -
quan trọng về tinh thần. Giữa hai mặt ấy, chúng ta cho mặt nào có giá trị hơn
cả? Mỗi người sẽ có lời giải đáp khác nhau tùy theo người đó coi trọng khả
năng cơ thể hay năng lực tinh thần, hay một sự thăng bằng thích đáng giữa hai
mặt ấy. Cá nhân và xã hội thiết lập một trật tự thứ bậc các lứa tuổi theo những
sự lựa chọn như vậy: nhưng không một trật tự nào được hoàn toàn chấp nhận.

Trẻ em có ưu thế hơn người lớn do khả năng phong phú hơn, sức tiếp nhận

rộng lớn hơn, cảm giác tươi mát hơn: nhưng liệu có phải vì thế mà cho rằng trẻ
em suy sụt đi theo tuổi tác không? Hình như đó là quan điểm của Freud đến một
chừng mực nhất định. Ông từng viết: “Hãy nghĩ tới sự trái ngược đáng buồn
giữa trí tuệ rực rỡ của một đứa trẻ khỏe mạnh và sự yếu kém về trí tuệ của một
người lớn trung bình”. Và đó là quan niệm Montherland thường khai triển:
“Tài năng của tuổi thơ, khi tắt thì tắt vĩnh viễn. Người ta bao giờ cũng bảo con
bướm phát sinh từ một con nhộng; ở loài người, chính bướm trở thành nhộng” -
Ferrante nói như vậy trong Hoàng hậu tử vong (La Reine Morte).

Cả hai tác giả đều có những lý do riêng - hết sức khác nhau - để đề cao tuổi

thơ. Quan điểm của họ nói chung không được đồng tình. Bản thân từ trưởng
thành (matrité)
chỉ ra rằng người ta thường dành cho người lớn vị trí cao hơn
trẻ em và thanh niên: người lớn có tri thức, kinh nghiệm, năng lực. Thông
thường, các nhà khoa học, triết học, nhà văn cho rằng cực điểm phát triển của
cá nhân nằm ở giữa đường đời

[7]

. Thậm chí một vài người trong số họ cho tuổi

già là thời kỳ được ưu đãi của cuộc sống: theo họ, nó mang tới kinh nghiệm, sự
khôn ngoan và lòng thanh thản. Họ cho là cuộc sống con người không có
chuyện suy tàn.

Xác định cái gì là tiến bộ hay suy thoái đối với con người đòi hỏi người ta

phải căn cứ vào một mục đích nhất định; nhưng không một mục đích nào có sẵn,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.