TUỔI GIÀ - TẬP 1 - Trang 16

CHƯƠNG MỘT

TUỔI GIÀ VÀ SINH HỌC

N

hư chúng ta vừa nói: trên bình diện sinh học, khái niệm suy tàn mang một

ý nghĩa rõ rệt. Cơ thể suy tàn khi cơ may tồn tại của nó suy giảm. Bao giờ con
người cũng có ý thức về tính tất yếu của hiện tượng biến động ấy. Người ta từng
nghiên cứu nguyên nhân của nó từ thời cổ đại. Câu giải đáp phụ thuộc vào quan
niệm của y học nói chung và cuộc sống.

Ở Ai Cập và ở tất cả các dân tộc cổ đại, y học lẫn lộn làm một với ma thuật. Ở

cổ Hy Lạp, lúc đầu, nó không toát ra từ siêu hình học tôn giáo hay từ triết học.
Mãi đến thời Hippocrate, nó mới mang tính độc đáo, trở thành một khoa học và
một nghệ thuật; được thiết lập qua kinh nghiệm và lập luận. Hippocrate sử dụng
lại lý thuyết của Pythagore về bốn thể dịch (humeurs): máu, đờm dãi (phlegme),
mật vàng, mật đen (atrabile); bệnh tật phát sinh khi mất thế cân bằng giữa chúng
với nhau; tuổi già cũng vậy. Theo ông, người ta bắt đầu già từ tuổi 56. Ông là
người đầu tiên so sánh các giai đoạn của cuộc sống con người với bốn mùa của
tạo hóa, và so sánh tuổi già với mùa đông. Trong nhiều sách của ông và đặc biệt
là trong châm ngôn, ông có những sự quan sát chính xác về người già. (Họ cần ít
lương thực hơn thanh niên. Họ có khó khăn về hô hấp, bị chứng xuất tiết
(catarrhe) kéo theo cơn ho, có hiện tượng khó tiểu tiện, đau khớp, bệnh thận,
chóng mặt, đột quy (apoplexie), suy mòn (cachexie), ngứa, khó ngủ; họ tiết
nước qua ruột, mắt, mũi; họ thường bị đục thủy tinh thể; thị lực yếu, tai kém).
Trong mọi lĩnh vực, ông khuyên họ điều độ, nhưng cũng đừng ngừng hoạt động.

Sự thừa kế Hippocrate không mấy tốt đẹp. Các quan điểm của Aristote dựa

trên tư biện, chứ không phải trên kinh nghiệm; theo ông, điều kiện sống là sức
nóng bên trong và ông đồng hóa cảnh giả lão với một trường hợp giá lạnh. La
Mã thừa kế khái niệm của người Hy Lạp trong khi giải thích những hiện tượng
của cơ thể: khí chất, thể dịch, thể chất (crase), linh khí (pneuma). Ở La Mã, dưới
thời Marc Aurèle, kiến thức y học không tiên tiến hơn ở Hy Lạp dưới thời
Périclès.

Vào thế kỷ II, Galien làm một công trình tổng hợp khái quát về nền y học cổ

đại. Ông cho tuổi già là bước quá độ giữa bệnh tật và sức khỏe. Nó không phải
thực sự là một trường hợp bệnh lý: tuy nhiên, mọi chức năng sinh lý học của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.