TUỔI GIÀ - TẬP 1 - Trang 17

người già đều giảm sút. Ông giải thích hiện tượng này bằng cách dung hòa lý
thuyết về thể dịch và lý thuyết về sức nóng bên trong. Sức nóng này được nuôi
dưỡng bằng các thể dịch: nó nguội lạnh đi khi cơ thể bị mất nước hay các thể
dịch bốc hơi. Trong cuốn Gérocomica, ông đưa ra những lời khuyên về vệ sinh
được người ta noi theo ở châu Âu cho tới tận thế kỷ XIX. Ông nghĩ rằng theo
nguyên lý contraria contrariis (lấy độc trị độc), cần sưởi ấm và làm ướt cơ thể
người già: người già cần tắm nóng, uống rượu vang và cũng cần hoạt động. Ông
đưa ra những lời khuyên chi tiết về chế độ ăn uống. Ông nêu trường hợp
Antioche, vị thầy thuốc già ở tuổi 80 vẫn thăm viếng người bệnh và tham dự các
hội nghị chính trị, và Teléphos, nhà ngữ pháp học già sức khỏe vẫn tốt cho tới
gần 100 tuổi.

Trong nhiều thế kỷ, y học chỉ chú giải công trình của ông. Độc đoán, tin chắc

mình không thể sai lầm, ông thắng lợi vào một thời kỳ người ta còn tin tưởng
hơn là tranh cãi. Chủ yếu, ông sống vào một thời kỳ và trong một môi trường mà
đạo độc thần xuất phát từ phương Đông được khẳng định chống lại đạo đa thần.
Lý thuyết của ông thấm đẫm tình cảm tôn giáo. Ông tin vào sự tồn tại một
Thượng đế duy nhất. Ông cho cơ thể là một công cụ vật chất của linh hồn.
Những nhà giảng giáo lý Cơ đốc tán thành quan điểm của ông; và cả người Do
Thái lẫn người Arập theo đạo Hồi cũng vậy. Và chính vì vậy, trong suốt thời
Trung đại, y học hầu như không phát triển: hệ quả là người ta vẫn rất ít biết về
tuổi già. Tuy vậy, Avicenne - bản thản cũng là môn đệ của Galien - đã có những
nhận xét rất đáng chú ý về bệnh kinh niên và rối loạn tâm thần của người già.

Các tác gia kinh viện quan tâm so sánh cuộc sống với một ngọn lửa được dầu

ngọn đèn nuôi dưỡng: đó là một hình ảnh huyền bí, trong lúc linh hồn ở thời
Trung đại thường được biểu diễn bằng một ngọn lửa. Trên bình diện ngoại đạo,
mối quan tâm lớn của thầy thuốc là phòng bệnh hơn chữa bệnh. Trường phái
Salerme, nơi ra đời và phát triển nền y học phương Tây, quan tâm xây dựng “chế
độ sức khỏe và sống lâu”. Văn học viết nhiều về chủ đề này. Ở thế kỷ XIII,
Roger Bacon, người coi tuổi già là một bệnh tật

[8]

, viết tặng Clément VI một tập

sách vệ sinh về tuổi già, trong đó ông dành một vị trí quan trọng cho thuật luyện
đan (alchimie). Nhưng ông là người đầu tiên có ý kiến điều chỉnh thị giác bằng
kính phóng đại. (Người ta sản xuất loại kính này ở Italia, ít lâu sau khi ông qua
đời năm 1300. Người Êtruyri đã biết sử dụng răng giả. (Thời Trung đại, người ta
lấy răng ở xác súc vật hay xác thanh niên). Cho tới cuối thế kỷ XV, tất cả các
công trinh về tuổi già đều là những chuyên luận về vệ sinh. Trường phái

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.