TUỔI GIÀ - TẬP 1 - Trang 19

lập một trường phái mới: trường phái y vật lý (iatrophysique) Borelli, Baglivi
đưa vào y học các quan niệm của La Mettrie: cơ thể là một cỗ máy, một tập hợp
hình trụ, hình thoi, bánh xe. Phổi là một ống bễ. Về tuổi già, họ lấy lại lý thuyết
của các nhà cơ giới luận thời cổ đại

[9]

: cơ thể thoái hóa giống như một cỗ máy

hao mòn đi khi đã được dùng lâu dài

[10]

. Luận đề này vẫn có những người bảo

vệ tới tận thế kỷ XIX, và thậm chí vào thời kỳ này, nó trở nên thịnh hành nhất.
Mặt khác, Stahl đề xướng lý thuyết mệnh danh là thuyết sức sống (vitalisme)
cho rằng trong con người có một nguyên lý cốt tử, một thực thể, mà sự suy yếu
sẽ kéo theo sự già nua và cái chết.

Giữa những người bênh vực truyền thống và những người coi trọng các hệ

thống hiện dại, nổ ra nhiều cuộc tranh cãi vô bổ. Y học vấp phải nhiều khó khăn
nghiêm trọng về mặt lý thuyết. Nó không còn bằng lòng với bệnh học về các thể
dịch nhưng cũng chưa tìm ra những cơ sở mới, nên rơi vào một ngõ cụt. Tuy
vậy, về thực tiễn, nó vẫn tiến triển. Những cuộc mổ xẻ gia tăng, giải phẫu học có
những bước tiến lớn, có lợi cho công trình nghiên cứu tuổi già. Ở Nga, Fischer,
giám đốc Y tế, đoạn tuyệt với Galien và mô tả có hệ thống hiện tượng thu teo
các cơ quan trong cơ thể do lão suy. Cuốn sách của ông là sự kiện đáng ghi nhớ,
mặc dù còn những thiếu sót. Công trình đồ sộ của Morgagni, người Italia, xuất
bản năm 1761, cũng rất quan trọng. Lần đầu tiên, nó thiết lập mối liên quan giữa
các triệu chứng lâm sàng và những sự quan sát trong các cuộc mổ xẻ. Sách dành
hẳn một tiết về tuổi già.

Trong thập kỷ cuối cùng, về đề tài này, xuất hiện ba cuốn sách dự báo những

phát minh của hai thế kỷ XIX và XX. Rush, thầy thuốc người Mỹ, xuất bản một
công trình lớn về sinh lý học và lâm sàng, dựa trên cơ sở những sự quan sát của
ông. Hufeland, người Đức, cũng tập hợp trong một chuyên luận, nhiều sự quan
sát đáng chú ý và rất được hoan nghênh. Ông theo thuyết sức sống. Ông hình
dung mỗi cơ thể có một năng lượng sống nhất định, năng lượng này hao mòn
dần theo thời gian. Công trình quan trọng nhất là của Seiler, xuất bản năm 1799,
hoàn toàn viết về giải phẫu học người già; sách dựa trên cơ sở những cuộc mổ
xẻ. Nó không có gì độc đáo nhưng là một trong những công cụ lao động được ưa
chuộng nhất trong hàng chục năm qua. Người ta sử dụng nó cho tới tận giữa thế
kỷ XIX.

Vào đầu thế kỷ XIX, các thầy thuốc ở Montpellier tiếp tục đi theo thuyết sức

sống

[11]

. Tuy nhiên, y học bắt đầu thừa hưởng tiến bộ của sinh lý học và của tất

cả các khoa học thực nghiệm. Các công trình nghiên cứu về tuổi già trở nên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.