chính xác và có hệ thống. Năm 1817, Rostan nghiên cứu bệnh suyễn của người
già; phát hiện ra mối quan hệ của nó với một sự rối loạn về não. Năm 1840, Prus
viết bản khái luận đầu tiên có hệ thống về bệnh người già.
Từ giữa thế kỷ XIX, khoa lão bệnh học (gériatrie) bắt đầu tồn tại thực sự - tuy
chưa mang cái tên ấy. Khoa học này gặp thuận lợi ở Pháp nhờ việc thành lập
những dưỡng đường rộng lớn tập hợp nhiều người già. Salpêtrière là dưỡng
đường lớn nhất châu Âu, với tám nghìn người bệnh trong đó từ hai đến ba nghìn
là người già. Người già cũng có nhiều ở Bicêtre. Vì vậy, dễ sưu tập những sự
kiện lâm sàng về lứa tuổi này. Có thể coi Salpêtrière là hạt nhân của tổ chức lão
khoa đầu tiên. Charcot tổ chức tại đấy nhiều buổi nói chuyện nổi tiếng về tuổi
già, về sau được in thành sách năm 1886 và có tiếng vang rất lớn. Lúc bấy giờ,
xuất hiện nhiều cuốn chuyên khảo sáo rỗng về vệ sinh không có gì đáng chú ý.
Nhưng nhìn chung, y học dự phòng nhường bước cho điều trị học: từ nay, người
ta quan tâm chữa bệnh cho người già. Nhất là vì họ ngày càng đông, lúc đầu ở
Pháp, về sau, ở các nước khác: trong số khách hàng của các thầy thuốc, có thêm
nhiều bệnh suy thoái phát triển trên mảnh đất già lão. Trước cuốn sách của
Charcot, đã ra đời một công trình của Pennock năm 1847, một tiểu luận của
Réveillé-Parise năm 1852, nghiên cứu tần số của mạch đập và nhịp thở của
người già. Giữa những năm 1857 và 1860, Geist xuất bản một công trình tổng
hợp có giá trị về văn học lão khoa ra đời ở Đức, Pháp và Anh.
Vào cuối thế kỷ XIX và ở thế kỷ XX, các công trình nghiên cứu gia tăng.
Boy-Tessier năm 1895, Rauzier năm 1908, Pic và Bamamour năm 1912, xuất
bản ở Pháp những công trình tổng hợp quan trọng. Cũng rất quan trọng, còn có
công trình của Burger ở Đức, các tiểu luận của Minot và Metchnifoff ở Mỹ, cả
hai đều xuất bản năm 1908, và tiểu luận của Child, nhà động vật học cũng ở Mỹ,
năm 1915. Cũng như những thời kỳ trước, một vài nhà khoa học vẫn hy vọng
giải thích quá trình lão hóa bằng một nguyên nhân duy nhất: Cuối thế kỷ XIX,
một vài người cho rằng hiện tượng ấy do sự thu teo các tuyến tình dục gây nên.
Ở tuổi 72, Brown Sequard, giáo sư Đại học Pháp (Collège de France) tiêm chất
chiết từ tinh hoàn chuột lang (cobaye) và chó: không có kết quả lâu bên.
Voronoff, cũng là giáo sư Đại học Pháp, có sáng kiến ghép cho người già các
tuyến của khỉ: thất bại. Bogomoletz tìm cách chế huyết thanh hồi xuân trên cơ
sở hocmôn: cũng thất bại nốt. Về phía mình, Metchnikoff lấy lại, dưới một hình
thức hiện đại, quan niệm cho rằng già lão là kết quả của một quá trình tự nhiễm
độc. Vào đầu thế kỷ XX, theo một công thức được chấp nhận, Cazalis khẳng