TUỔI GIÀ - TẬP 1 - Trang 21

định: “Động mạch già đi theo con người”; ông cho xơ vữa động mạch là yếu tố
quyết định quá trình già lão. Quan niệm phổ biến nhất cho già lão là do giảm sút
trao đổi chất.

Nascher, người Mỹ, được coi là cha đẻ của lão bệnh học. Sinh trưởng ở Viên -

vốn là một trung tâm nghiên cứu quan trọng vể tuổi già-, ông tới Niu Ooc từ nhỏ
và học y khoa. Đến thăm một dưỡng đường cùng với một nhóm sinh viên, ông
nghe một bà già phàn nàn với ông giáo sư về những sự rối loạn khác nhau. Giáo
sư giải thích bệnh của bà, chính là tuổi già. “Vậy có thể làm gì? Nascher hỏi. -
Không gì hết”. Kinh ngạc về câu giải đáp, Nascher quan tâm nghiên cứu hiện
tượng già lão. Trở về Viên, ông tới thăm một nhà dưỡng lão, kinh ngạc về sự
trường thọ và sức khỏe của người già. “Ấy là vì chúng tôi chăm sóc những bệnh
nhân có tuổi như các thầy thuốc nhi khoa chăm sóc trẻ em” - những người bạn
đồng nghiệp giải thích với ông như vậy. Từ đó, ông xây dựng một ngành y học
riêng mà ông đặt tên là lão bệnh học. Năm 1909, ông công bố chương trình đầu
tiên; năm 1912, ông thành lập Hội lão bệnh học Niu Ooc và năm 1914, công bố
một cuốn sách mới về vấn đề này, nhưng không tìm được người xuất bản: người
ta cho vấn đề không có gì bổ ích.

Bên cạnh lão bệnh học, gần đây, đã phát triển một ngành khoa học ngày nay

được gọi là lão khoa: không nghiên cứu bệnh lý tuổi già, mà nghiên cứu chính
quá trình già lão. Vào đầu thế kỷ, các công trình nghiên cứu về tuổi già chỉ là
thứ phẩm của những công trình khác: xem xét đời sống cây cối và loài vật,
người ta nhân đấy chú ý tới những sự đổi thay của chúng theo năm tháng. Tuổi
thanh, thiếu niên là đối tượng của những công trình chuyên môn, nhưng tuổi già
không được nghiên cứu cho chính bản thân nó, phần lớn do những điều cấm kỵ
tôi đã nêu

[12]

!. Đó là một vấn đề khó chịu. Giữa những năm 1914-1930, chỉ

được coi là quan trọng các công trình của Carrel mà các quan niệm được phổ
biến rộng rãi ở Pháp; người ta trở lại ý tưởng cho rằng tuổi già là một sự tự
nhiễm độc do các sản phẩm của quá trình chuyển hóa các tế bào.

Về sau, tình hình thay đổi. Ở Mỹ, số người cao tuổi tăng lên gấp đôi giữa

những năm 1900 và 1930, rồi lại tăng gấp đôi giữa 1930 và 1950; công nghiệp
hóa xã hội dẫn tới việc tập trung một số lớn những người già vào các thành phố
và làm nảy sinh nhiều vấn đề nghiêm trọng: nhiều cuộc điều tra được tiến hành
để tìm ra giải pháp; chúng khiến người ta lưu ý tới người già và người ta muốn
biết những cuộc điều tra ấy. Trong sinh học, tâm lý học, xã hội học, công trình
nghiên cứu phát triển từ 1930, và tiến triển tương tự ở những nước khác. Năm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.