TUỔI GIÀ - TẬP 1 - Trang 22

1938, ở Kiep, có một hội nghị quốc tế về lão khoa. Trong cùng năm ấy, ở Pháp
được công bố công trình tổng hợp vĩ đại của Bastai và Pogliatti, và ở Đức, ra đời
tạp chí chuyên môn định kỳ đầu tiên. Năm 1939, một nhóm nhà khoa học Anh
và giáo sư y học quyết định lập một câu lạc bộ quốc tế nghiên cứu về tuổi già. Ở
Mỹ, xuất bản cuốn sách đồ sộ của Cowdry, cuốn Problems of ageing (Những
vấn đề về lão khoa).

Trong chiến tranh, các công trình bị chậm lại, nhưng được tiếp tục trở lại sau

chiến tranh. Năm 1945, một hội lão khoa được thành lập ở Mỹ, và năm 1946
được xuất bản tại đây, tạp chí định kỳ thứ hai dành cho những vấn đề tuổi già.
Những xuất bản phẩm tăng lên nhiều ở tất cả các nước. Ở Anh, huân tước
Nuffield lập tổ chức Nuffield với những khoản ngân sách đồ sộ: tổ chức này
nghiên cứu lão bệnh học và cả hoàn cảnh sinh sống của người già ở Anh. Ở
Pháp, dưới sự thúc đẩy của Léon Binet, công trình nghiên cứu về tuổi già có một
đà phát triển mới. Một hiệp hội quốc tế về lão khoa được thành lập năm 1950 ở
Liège; hiệp hội này tổ chức đại hội trong cùng năm ấy ở Liège, rồi năm 1951 ở
Saint Louis du Missouri, ở Luân Đôn năm 1954, và nhiều đại hội khác về sau. Ở
nhiều nước thành lập các hội nghiên cứu. Năm 1954, một bảng tra thư mục về
lão khoa ở Mỹ giới thiệu 19.000 sách tham khảo. Theo tiến sĩ Destrem, hiện nay,
số lượng ấy đã tăng lên gấp đôi. Ở Pháp, Hội lão khoa được thành lập năm 1958.
Cùng năm ấy, thành lập Trung tâm nghiên cứu lão khoa do giáo sư Bourlière
lãnh đạo. Những tiểu luận quan trọng được công bố ở Pháp: của Grailly và
Destrem năm 1953, của Binet và Bourlière năm 1955. Tạp chí lão khoa Pháp
được sáng lập năm 1954. Cuối cùng, một hội đồng chuyên môn về vệ sinh xã
hội được thành lập ở Paris để ứng phó với các vấn đề tuổi già. Ở Mỹ, trường Đại
học Chicago công bố năm 1959 và 1960 ba chuyên luận vốn là những cuốn sách
tóm tắt thực sự về tuổi già, về cả quan điểm cá nhân lẫn xã hội, ở châu Mỹ và
Tây Âu.

Lão khoa phát triển trên ba bình diện: sinh học, tâm lý học và xã hội học.

Trong cả ba lĩnh vực này, nó đều trung thành với cùng một định kiến thực chứng
chủ nghĩa; người ta không đặt vấn đề giải thích vì sao xảy ra các hiện tượng, mà
miêu tả một cách tổng hợp, càng chính xác càng tốt, chúng xảy ra như thế nào.

***

Y học hiện đại không còn tìm cách quy nguyên nhân cho quá trình lão hóa về

sinh học, mà coi nó gắn liền với quá trình cuộc sống, cũng như sự ra đời, phát

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.