Montpellier cũng soạn thảo các “chế độ sức khỏe”. Cuối thế kỷ XV, ở Italia,
diễn ra một cuộc phục hưng khoa học song song với cuộc phục hưng nghệ thuật.
Thầy thuốc Zerbi viết một cuốn Lão khoa, chuyên khảo đầu tiên về bệnh lý tuổi
già. Nhưng ông không sáng tạo gì hết.
Ngành y học có bước tiến lớn vào đầu thời Phục hưng, là giải phẫu học.
Trong một nghìn năm, người ta cấm phẫu tích cơ thể người. Điều này có thể
thực hiện được, một cách ít nhiều công khai, vào cuối thế kỷ XV. Điều đáng chú
ý nhưng không có gì đáng ngạc nhiên khi nhà sáng lập ngành phẫu thuật hiện
đại lại là Leonard de Vinci: với tư cách họa sĩ, ông thiết tha quan tâm tới việc thể
hiện cơ thể con người và mong muốn được biết nó một cách chính xác. “Tôi đã
phẫu tích hơn mười cơ thể người - theo lời ông - để có hiểu biết đầy đủ và thực
sự về chúng”. Thực tế, vào cuối đời, ông đã phẫu tích hơn ba mươi xác chết,
trong đó có thi thể người già. Ông vẽ nhiều gương mặt và cơ thể người già; ông
cũng vẽ, theo quan sát của chính mình, ruột và động mạch của họ (ông cũng ghi
lại thành văn những hiện tượng thay đổi về giải phẫu quan sát được, nhưng mãi
về sau, người ta mới được biết các văn bản ấy).
Giải phẫu học tiếp tục tiến triển với Vesale, người thầy vĩ đại của ngành khoa
học này. Nhưng những ngành khác thì giẫm chân tại chỗ. Khoa học vẫn mang
nặng dấu ấn siêu hình. Chủ nghĩa nhân văn tìm cách đấu tranh chống lại truyền
thông nhưng vẫn không thoát ra khỏi. Ở thế kỷ XVI, Paracelse viết sách bằng
tiếng Đức thay thế tiếng Anh, vì muốn được hiện đại. Ông có một số trực giác
mới và đáng chú ý, nhưng bị nhấn chìm trong những lý thuyết rối rắm. Theo
ông, con người là một “hợp chất hóa học” và tuổi già là kết quả của một hiện
tượng tự nhiễm độc (auto-intoxication).
Cho tới lúc bấy giờ, các công trình viết về tuổi già chỉ quan tâm tới vệ sinh dự
phòng: về chẩn đoán và điều trị, chỉ có những lời chỉ dẫn tản mạn. David Pomis,
thầy thuốc ở Vơnidơ, là người đầu tiên bàn về những vấn đề này một cách rõ
ràng, có trật tự. Một số công trình miêu tả của ông về bệnh già rất sâu và chính
xác, đặc biệt là bệnh huyết áp cao.
Ở thế kỷ XVII, có nhiều công trình về tuổi già, nhưng không có giá trị. Thế
kỷ XVIII, Galien vẫn còn đồ đệ, trong đó phải kể tới Gerard Van Swieten. Ông
này cho già lão là một thể bệnh không thể chữa khỏi; ông chế giễu các bài thuốc
theo thuật luyện đan hay thiên văn học; ông miêu tả chính xác một số hiện tượng
thay đổi về mặt giải phẫu do tuổi già gây nên. Nhưng sự tăng tiến của giai cấp tư
sản, chủ nghĩa duy lý và máy móc mà giai cấp này sử dụng, dẫn tới việc thành