Những bản thống kê mới cho thấy ở Pháp, số người già tự sát chiếm 3/4 số tự
sát cả nước. Cho tới tuổi 55, người ta tính ra “cứ 100.000 người thì có 51 vụ tự
sát; sau tuổi 55 là 158 vụ. Một bản báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới năm 1960
cho biết tỷ lệ tối đa số tự sát của nam giới là ở tuổi 70 và trên 70 ở Anh, Pháp,
Italia, Bỉ, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Ôxtrâylia. Con số tối đa
các vụ tự sát của nữ giới rơi vào lớp tuổi 60 và thấp hơn nhiều. Ở Canada, trong
số người Phi-Mỹ ở Mỹ, ở Na Uy, Thụy Điển, con số tối đa nằm giữa tuổi 60 và
69. Tự sát ở người già là một nguyên nhân tử vong quan trọng hơn lao phổi, mặc
dù bệnh này giết chết nhiều người. Tự sát nói chung giảm bớt từ Đại chiến I (ở
Mỹ, bớt được 1/3, theo tỷ lệ), nhưng chỉ giảm chút ít ở lớp tuổi trên 60. Ở Mỹ,
theo S. de Grazia, 22/100.000 người tuổi 40 tự sát; tỷ lệ này tăng theo tuổi và đạt
tới con số tối đa là 679/100.000 ở tuổi 80. Một số vụ tự sát của người già xảy ra
sau trạng thái suy sụp thần kinh không chữa khỏi; nhưng phần lớn là những sự
phản ứng bình thường đối với một tình thế không thể đảo ngược, tuyệt vọng,
không thể chịu nổi. Trong tác phẩm Tự sát trong tuổi già (1941), Gruhle khẳng
định chứng loạn tâm thần (psychose) ít khi là nguyên nhân tự sát ở người già.
Chính những yếu tố xã hội và tâm lý giải thích hiện tượng ấy: suy sút về thể chất
và tinh thần, cô đơn, rỗi rãi, không thích nghi, bệnh nan y. Theo tác giả, tự sát
không bao giờ là hệ quả của một giai đoạn suy sụt đặc biệt, mà là của lịch sử cả
một cuộc đời.
Một trong những mặt tuyệt vọng của hoàn cảnh người già, là tình trạng bất
lực để thay đổi hoàn cành ấy. 2 triệu rưỡi người già ở Pháp nghèo đói sống phân
tán, không có một mối quan hệ đoàn kết nào với nhau, không có phương tiện
gây áp lực nào, vì họ không còn giữ vai trò tích cực nào nữa trong đời sống kinh
tế của đất nước. Người già được tập hợp ở Nice: họ chiếm 25% dân số và lá
phiêu của họ có giá trị trong các cuộc bầu cử. Nhưng họ không quen biết nhau,
họ vẫn bị phân loại. Ý nghĩ về một sự đổi thay về mặt xã hội làm họ khiếp hãi:
bao giờ họ cũng e sợ cái tồi tệ hơn. Họ bỏ phiếu cho các ứng cử viên bảo thủ. Ở
Mỹ, đôi khi người già có một quyền lực chính trị nhất định; khi nghỉ hưu, họ
thích sống ở Florida, ở Califomie, và rất đông ở một số nơi, đặc biệt là ở Florida,
và là một bộ phận quan trọng của tập thể cử tri. Mặt khác, trong bối cảnh đời
sống chính trị ở Mỹ, người ta có thể thành lập những thể chế chính trị-kinh tế
mới trong đó người già phát huy ảnh hưởng. Nhưng những nhận xét này chỉ liên
quan tới những người có đặc quyền đặc lợi. Những những nghèo đói thì không