TUỔI GIÀ - TẬP 1 - Trang 237

Trong nhiều thế kỷ, các nhà văn chỉ quan tâm tới những người già thuộc

những tầng lớp được ưu đãi. Hầu như chỉ trong một câu văn ngắn ngủi, Cicéron
và Schopenhauer thừa nhận rằng nghèo đói và già nua không phải là một hoàn
cảnh dễ chịu, ngay cả đối với nhà hiền triết. Ngày nay, chúng ta biết rằng “già và
nghèo”, hầu như là một sự thừa từ. Tuy tuổi già giải thoát khỏi những niềm đam
mê, nhưng lại làm trầm trọng thêm các nhu cầu vì không thể thỏa mãn chúng
được: người già bị đói, bị rét và chết vì đói rét. Lúc đó, chỉ có cõi hư vô là “giải
thoát” họ khỏi hình hài của họ: trước đó, nó tồn tại một cách tàn ác với tư cách
một sự tước đoạt đau khổ. Tính chất khiếm nhã của nền văn hóa chúng ta kế
thừa, chưa bao giờ bộc lộ công khai không giấu giếm về bất cứ một vấn đề nào
khác như vấn đề tuổi già.

Một số người già cảm thấy hoàn cảnh của mình là không thể chịu nổi tới mức

họ mong muốn cái chết hơn là cảnh “nhục hình phải sống”. Những vụ tự sát xảy
ra nhiều nhất trong tuổi già. Durkheim là người đầu tiên lập những bản thống kê
cho thấy tỷ lệ tự sát tăng lên từ tuổi 40 đến 80. Ở Pháp, người ta tính con số
những vụ tự sát dưới đây trên một triệu dân theo từng nhóm tuổi và hộ tịch từ
1889 đến 1891:

NAM GIỚI NỮ GIỚI

Độc

thân

vợ

Góa

vợ

Độc

thân

chồng

Góa

chồng

40-

50t

50-

60t

60-

70t

70-

80t

Trên

80t

975
1434
1768
1983
1571

340
520
635
704
770

721
979
1166
1288
1154

171
204
189
206
176

106
151
158
209
110

168
199
257
248
240

Chúng ta thấy số vụ tự sát ở nam giới cao hơn ở nữ giới. Những bản thống kê

ở các nước khác ăn khớp với bản kê của Durkheim. Những bản thống kê về sau
của Halbwachs và bản công bố năm 1957 trên tờ Tạp chí y học Lyon cũng vậy.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.