TUỔI GIÀ - TẬP 1 - Trang 235

một hoạt động bổ ích nào. Cần tạo cho những con người sống lâu ấy những lý
do để sống, bởi vì “sống lâu một cách man rợ”, còn tồi tệ hơn cả cái chết. Một
người thợ máy ngày trước, khi được yêu cầu giải thích hành động đã bắn, không
có lý do rõ rệt, làm một cảnh sát bị trọng thương, đã tuyên bô: “Người ta không
thể nghỉ hưu mà sống nổi”.

Nghỉ hưu từ từ chắc hẳn dễ chịu hơn “nghỉ hưu-tra tấn”. Bằng chứng là những

người lao động độc lập - trừ trường hợp bệnh tật đột ngột - bố trí từ từ những
thời gian nghỉ quan trọng, nhưng tiếp tục làm việc trong một thời gian dài, ít
nhất cũng với khối lượng nhỏ. Người ta gợi ý là đối với những người làm công
ăn lương, cũng nên tiến hành từng bậc một. Chẳng hạn, phân chia vị trí lao động
ra thành nhiều loại, tùy theo sự nỗ lực cần đòi hỏi, và người công nhân sẽ trượt
từ từ, từ loại khó nhất đến loại dễ nhất. Hoặc giảm bớt số giờ làm việc trong
ngày. Trừ đối với những người tàn phế và bệnh nặng, những giải pháp này sẽ
thỏa mãn nhiều người vì người ta không thể chịu cảnh ăn không ngồi rồi. Duy
chỉ có điều là chúng đòi hỏi một sự thay đổi xã hội triệt để. Trước hết, lương
hưu phải tính theo mức lương cao nhất: chỉ với điều kiện này, người công nhân
mới chịu chấp nhận vào thời kỳ cuối đời một công việc ít vất vả hơn và lương
thấp hơn. Sau nữa, không nên để cho nạn thất nghiệp đe dọa thanh niên và lớp
người tráng niên.

Hiện nay, ở Pháp, ít có vấn đề được bàn cãi nhiều hơn vấn đề nghỉ hưu. Các

nhà lão khoa phàn nàn tình trạng người già phải chịu cảnh ăn không ngồi rồi
thúc đẩy sự suy sụt của họ. Nhưng các nhà nghiệp đoàn phản đối việc nâng thêm
tuổi nghỉ hưu, thậm chí yêu cầu hạ bớt. Luận cứ đầu tiên của họ là người công
nhân cao tuổi cần được nghỉ ngơi. Phải chăng quả là họ cho rằng rỗi rãi quá
nhiều là nguy hiểm. Nhưng trong điều kiện lao động như hiện nay, kéo dài hoạt
động của người lao động còn nguy hiểm hơn. Theo một cuộc điều tra về công
nhân ở Paris do bác sĩ Escoffier-Lambiotte nêu lên trên tờ Thế giới năm 1967,
tình trạng của họ cả về thể chất lẫn tinh thần đều kém hơn nhiều người dân Paris
trung bình. Người ta xem xét 102 công nhân có tay nghề cao, lấy ra một cách bất
kỳ theo hộp phiếu ở một nhà máy ôtô lớn; dưới tuổi 55, huyết áp họ cao hơn,
nhịp tim nhanh hơn, sức lực cơ bắp kém hơn, rối loạn tim mạch nhiều hơn, giấc
ngủ thất thường hơn so với mức trung bình. Năng lực trí tuệ cũng sút kém sớm.
Trong xã hội hiện đại, công việc bớt vất vả hơn so với ngày trước trong chừng
mực chúng đòi hỏi ít sức lực cơ bắp hơn; nhưng nhịp độ lao động nhanh cộng
thêm sự phân chia tối đa các thao tác có tác dụng thúc đẩy sự hao mòn. Tôi đã

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.