TUỔI GIÀ - TẬP 1 - Trang 234

Orlando, một nửa số người cao tuổi không ở trong một hội nào; ở Pam Bise, thì
hai phần ba. Chỉ qua một sự thay đổi triệt để tình hình mới có thể chống lại thái
độ thụ động rầu rĩ của tuổi già. Kinh nghiệm ở Victoria Plaza chứng minh điều
đó; trước khi được đưa tới đây, phần lớn những “vị khách” tương lai ngủ gà ngủ
gật từng hồi lâu, ngồi lì một chỗ không làm gì hết. Một khi được sắp xếp chỗ ở
theo sở thích, hòa nhập với cộng đồng, họ bắt đầu đọc sách, xem vô tuyến, tham
gia hoạt động xã hội. Nhưng những thành tựu như vậy chỉ liên quan tới một số
rất ít người.

Phải nói tới cuộc thử nghiệm trong ba năm của Tổ chức những người cao tuổi

ở Grenoble (O.G.P.A). Người ta thành lập 23 câu lạc bộ giải trí với vai trò hoạt
động của hai nữ nhân viên chuyên nghiệp hưởng lương trọn vẹn và khoảng năm
chục người không hưởng lương. Các hội viên - khoảng 2.000 trong đó 1.500
sinh hoạt đều đặn - hoạt động về văn hóa, tay chân, thể chất: có những cụ ông,
cụ bà trên 80 theo các lớp thể dục. Tổ chức trên cũng thành lập một trung tâm
chuẩn bị cho việc nghỉ hưu. Hoạt động này quả là thú vị, nhưng cũng chỉ có lợi
cho một số rất ít người. Hoàn cảnh của số đông có thể được thâu tóm trong khẩu
hiệu sau đây do một câu lạc bộ giải trí vừa mới thành lập ở quận XIII thành phố
Paris đề xướng: “Nghỉ hưu, là thời gian giải trí, nhưng cũng là thời gian âu sầu”.

“Nghỉ hưu và sự tan vỡ tế bào gia đình bổ sung cho nhau để làm cho cuộc

sống của người già cô đơn, vô bổ, bi thảm”, đó là nhận xét của một nhà xã hội
học Pháp. Ở các nước tư bản chủ nghĩa - trừ Bắc Âu - và đặc biệt là ở Pháp,
hoàn cảnh người già là như vậy; nhưng hai nguyên nhân nói trên chỉ có những
hệ quả tai hại trong bối cảnh xảy ra những nguyên nhân ấy. Thân phận người già
sẽ bớt bi thảm nếu ngân sách dành cho họ không thiếu thốn đến mức thảm hại.
Người nghỉ hưu, thậm chí không còn có thể cùng bạn bè uống một ly rượu,
không có một chỗ của riêng mình để ngồi, không có một mảnh vườn để cuốc xới
và không thể mua một tờ báo, người đó không đau khổ vì có quá nhiều thì giờ
rỗi rãi bằng tình hình không có cách gì để sử dụng chúng và bằng sự suy sụt của
mình. Nếu được một khoản trợ cấp, một nơi ở tử tế, thì họ có thể tránh được
cuộc sống tội nghiệp và có thể có một mức sinh hoạt xã hội tối thiểu.

Tuy vậy, ngay cả những người già khá giả cũng đau khổ về hoàn cảnh vô tích

sự của mình. Cái nghịch lý của thời đại chúng ta là ở chỗ người già có sức khỏe
tốt hơn trước kia, “trẻ” lâu hơn; nhưng chính vì thế, cảnh nhàn rỗi càng đè nặng
lên cuộc đời họ. Tất cả các nhà lão khoa đều cho rằng về mặt tâm lý và xã hội,
không thể có chuyện sống hai chục năm cuối đời mạnh khỏe mà lại không có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.