TUỔI GIÀ - TẬP 1 - Trang 232

nghiệp: nhưng họ đọc sách, làm vườn, v.v... 61% chưa bao giờ công việc làm
cho họ mệt mỏi. Tất cả số họ đều có sinh hoạt xã hội bình thường. Nhóm tích
cực nhất có tuổi thọ trung bình 87; nhóm có tuổi thọ trung bình 83 hoạt động có
bớt chút ít. Những người nhóm thứ nhất vẫn có nhiều hoạt động thể chất: đi xe
đạp, đi bộ, săn bắn. Trong nhóm thứ hai, 25% không bao giờ đọc sách, báo.
Những người khác có theo dõi tình hình thời sự. Nói chung, 18% thích đọc sách
hơn hết, 14% thích săn bắn, chỉ 7% không có hoạt động giải trí.

Vì vậy, điều rất quan trọng là người cao tuổi cần tìm ra công việc để làm.

Theo những cuộc điều tra ở Mỹ, 40% đến 60% trong số họ trau dồi cái mà ở Mỹ
người ta gọi là những hobbies (trò giải trí); từ tuổi 50 đến 70, người ta dành
nhiều thì giờ cho giải trí, sau đó thì thôi. Chúng ta không biết thật rõ người trên
70 dùng thì giờ như thế nào. Nói chung, họ mất hứng thú đối với những hoạt
động đòi hỏi sự khéo léo và lòng dũng cảm; hứng thú đọc và viết; và nhất là
hứng thú thay đổi công việc. Theo một cuộc điều tra của Morgan (năm 1937 ở
Mỹ), về 381 người trên 70 tuổi, các hoạt động chính là công việc nội trợ
(32,9%); các trò chơi và giải trí về tinh thần (31,5%); dạo chơi, thăm viếng
(13,6%); ngồi sưởi nắng, nhìn qua cửa sổ (9,6%); làm vườn, chăm sóc gia súc
(8,1%); làm những công việc vặt có thù lao (4,3%).

Trình độ văn hóa càng cao thì hoạt động của cá nhân càng phong phú và đa

dạng. Nhưng trong lúc nghỉ hưu, nhiều người lao động chân tay suốt ngày chẳng
biết làm gì. Trong số người già, có một tỷ lệ cao hoàn toàn không hoạt động. Về
vấn đề này, cũng có thể nói tới một “cơn lốc kéo xuống thấp”. Tình trạng không
hoạt động kéo theo hiện tượng vô cảm (apathie) giết chết mọi ham muốn hoạt
động. Carrel nhận định rỗi rãi quá mức còn nguy hiểm đối với người già hơn đối
với người trẻ: càng có nhiều thì giờ rỗi rãi, người già càng không biết dùng
chúng vào việc gì. Nỗi buồn phiền làm họ mất hứng thú giải trí. Về những người
ở trong nhà dưỡng lão, khi một người đối thoại nói: “Dẫu sao, họ cũng có thể
chơi bài”, giáo sư Bourlière trả lời: “Chính từ lúc đó, có thể nói là họ âu sầu, vì
có thể làm việc nhưng lại không làm gì hết”. Nhận xét này có giá trị cho cả
những người ở ngoài lẫn ở trong nhà dưỡng lão.

Trong cuốn tiểu thuyết Tiếng gọi chiều hôm, nhà văn Anh Angus Willson

nghiên cứu quá trình thích nghi khó khăn với cuộc sống nghỉ hưu của một phụ
nữ 65 tuổi, vốn là người quản lý khách sạn tích cực. Bà đến ở với con cái trong
lúc - bà biết rõ - chúng hoàn toàn không cần tới bà: “Nghĩ rằng cuộc sống ngày
nay của mình chỉ là những ngày tháng hoàn toàn vô vị, bà đâm hốt hoàng”. Bà

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.