TUỔI GIÀ - TẬP 1 - Trang 230

tôi không có tiền thì ai còn muốn quan tâm tới tôi nữa... Khi người ta ở trong
cảnh khốn cùng thì không còn tìm thấy ai nữa... Tôi không còn muốn để ai mời
mình, và không thể mời lại... Khi được mời, bao giờ tôi cũng tìm được một cái
cớ để khước từ, vì biết không thể mời lại”. Tréanton còn sưu tập được nhiều
dòng suy nghĩ thuộc kiểu này.

Rầu rĩ, tự đánh giá mình thấp, những nét này cũng thể hiện qua cuộc điều tra

của Tổ chức Nuffield ở phía đông Luân Đôn. Một ông già 70 tuổi nghỉ hưu hiện
vẫn làm một vài công việc vặt, rầu rĩ thổ lộ: “Tôi chưa đến nỗi ngồi im trong
một xó và nhìn những người khác làm việc, nhưng tôi giả định tình hình ấy sẽ
xảy tới đối với tôi”. Một người khác, cũng trong những điều kiện tương tự, tâm
sự: “Tôi muốn làm việc cho tới lúc trăm tuổi. Khi người ta già, lao động lấp một
chỗ trống. Trước đây, đã có lúc tôi chờ dợi đến ngày được nghỉ ngơi, nhưng bây
giờ tôi muốn làm việc, cái đó lấp chỗ trống. Trong một cuộc điều tra của
Townsend về những người nghỉ hưu đã bốn năm, một người trong số họ phàn
nàn: “Tôi không muốn khoanh tay ngồi đây. Tôi muốn chân cẳng mình cho phép
trở lại làm việc”. Và một người khác: “Tôi chán ngấy rồi. Tôi chẳng có việc gì
để làm hết. Bà vợ tôi điều khiển công việc trong nhà. Hễ tôi làm một việc gì là
bà ấy bảo làm không tốt”. Một bà nói về ngày ông chồng nghỉ hưu như thế này:
“Quả là một ngày đáng ghi nhớ! Nhà tôi khóc và các cháu cũng khóc”. Và ông
chồng tiếp lời: “Tôi chẳng biết làm gì. Chẳng khác nào như khi ở trong quân đội
phải đi tù. Tôi chỉ còn trông thấy bốn bức tường. Trước kia, cứ chiều thứ bảy, tôi
ra phố cùng với bạn bè, với các con rể. Nay thì không thể chịu được nữa. Tôi tựa
một kẻ bần cùng. Tôi không có lấy nửa livrơ trong túi, không thể trả lấy suất của
mình. Khi đã về hưu thì không còn có gì để đáng sống nữa”. Điệp khúc suốt đời
là: “Những gì tôi-đưa cho vợ thật vô nghĩa... Tôi trao cho bà ấy ba lần không gì
hết: tôi xấu hổ...”. Người nghỉ hưu không còn đủ tiền bạc để nuôi dưỡng gia
đình, và phụ thuộc vào vợ con; cảm thấy vô ích, sút kém; tìm cách giúp một ít
công việc vặt, nhưng thường bị vợ cho là quấy rầy và “tống khứ”. Một bà vợ nói
với những người điều tra: “Ông ta ở nhà, thật là khó chịu. Ông ta băn khoăn về
mọi việc tôi làm; luôn luôn đặt những câu hỏi”. Một bà khác: “Khi họ nghỉ lao
động thì chẳng có việc gì để họ làm ở những nơi này. Giá như có được một
mảnh vườn. Tôi không muốn có ông ta ở đây”.

Nói chung, các bà vợ không muốn chồng nghỉ hưu: mức sống sẽ bị giảm, sẽ

có những mối lo nghĩ về tiền bạc. Chỉ có ở những giới thật khá giả các bà vợ
mới hoan hỉ với ý nghĩ có mặt chồng ở nhà nhiều hơn. Nói chung, người chồng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.