đổi một cách kỳ lạ: một vài người chết; nhiều người đi câu cá, trò giải trí mà cái
trống rỗng giống như công việc của họ trong bàn giấy”.
Theo môt cuộc điều tra ở Bruxelles, 87% người nghỉ hưu thích làm việc, chí ít
cũng thỉnh thỏang. Theo một cuộc điều tra khác ở Paris, hai phần ba số người
nghỉ hưu phàn nàn là buồn. “Tôi không thể chịu nổi nữa. Tôi buồn.” Một phụ nữ
làm công trong một cửa tiệm lớn nói: “Tôi trở về thăm bè bạn. Tôi muốn tìm
thấy lại cái bầu không khí vốn là cuộc đời mình suốt bốn chục năm qua và tôi
không thể nào không có nó được”. Nói chung, người lao động chân tay luyến
tiếc nhiều hơn nhân viên bàn giấy.
Theo một cuộc điều tra của Tréanton, trong số 264 người được hỏi một năm
sau khi nghỉ hưu, thì có 42,5% người bất mãn, 28,5% người thỏa mãn, 16%
người hài lòng về nghỉ nhưng thấy thu nhập không đủ. Nhân viên bàn giấy nói
chung đều thỏa mãn vì mức sống khá hơn. Cảnh vô công rồi nghề thật sự chán
ngán; nhưng điều gây buồn phiền nhất là nghèo đói; chính vì vậy, chủ yếu người
lao động chân tay luyến tiếc phải rời bỏ công việc, tuy họ ít gắn bó với nghề
nghiệp hơn nhân viên bàn giấy.
Một cuộc điều tra khác cho những kết quả hơi khác. Người ta hỏi một nhóm
người cao tuổi vừa mới nghỉ hưu xem họ có định làm việc không. Một số trả lời
là có, nhưng chỉ có 16% muốn người ta nâng thêm tuổi hưu trí. Trong một nhóm
nghỉ hưu khác được hỏi về đời sống vật chất của họ, cứ hai người thì có một
tuyên bố là không thỏa mãn; tuy nhiên, 39% không muốn người ta lùi lại tuổi
nghỉ hưu; dặc biệt là nhân viên văn phòng thì không muốn; những người lao
động chân tay thì không muốn ít hơn; chỉ một phần tư số họ đồng ỳ lùi thêm tuổi
nghỉ hưu 5 năm, với điều kiện lĩnh thêm 50% tiền lương. Trong một nhóm công
nhân xây dựng, năm 1963, một phần ba số người được hỏi, yêu cầu thanh lý hồ
sơ trước tuổi 65. (Tuy nhiên, 8% tiếp tục làm việc sau 65 tuổi mà không đòi hỏi
quyền hưởng lương hưu). 82,5% muốn ấn định tuổi nghỉ hưu là 60. Tất cả mọi
người đều không chấp nhận quan niệm lao động được trả công sau khi nghỉ hưu.
Họ muốn nghỉ vì tình trạng sức khỏe.
Những mâu thuẫn, ít nhất cũng là những trường hợp không chắc chắn trong
những câu trả lời của các nhóm khác nhau xuất phát từ hai yêu cầu của người
lao động: nghỉ ngơi và sống tử tế. Người ta yêu cầu họ hy sinh một trong hai yêu
cầu ấy. Người lao động chân tay bằng lòng không làm việc nữa, nhưng lo lắng
về những vấn đề tiền bạc, sức khỏe, nhà ở. Còn hơn các nhân viên văn phòng,
họ buồn đau về cảnh cô đơn phải chịu đựng vì đời sống kinh tế thấp kém: “Khi