TUỔI GIÀ - TẬP 1 - Trang 227

dung tương lai một cách rầu rĩ. Những người khác trả lời là “không” một cách
đột ngột tới mức người ta có thể nghĩ là họ cũng khiếp hãi cảnh nghỉ hưu. Nhiều
người trong số họ tuyên bố: “Thế là tôi sẽ biết tuổi tác của mình”. Họ yêu mến
nghề nghiệp, và sự tiếp xúc với trẻ em làm họ trẻ lại. Họ lo sợ cảnh u sầu, cảnh ù
li; họ cảm thấy bị “vứt bỏ”. Trở nên vô ích về mặt xã hội, họ cảm thấy sống
chẳng để làm gì. Họ sợ cảnh cô dơn. Tuổi càng cao, cảm giác già lão càng dữ
dội. Trong nhóm này, những người chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất là phụ nữ độc
thân. Nhưng trong một số trường hợp, sự có mặt một người bạn đời làm tăng
thêm nỗi lo âu: người ta e ngại người đó khó có thể chịu đựng hoàn cảnh. Có
con cái cũng không giúp cho khả năng đương đầu với tương lai, trừ phi chúng
sống với người về nghỉ hưu sau này: lúc đó, người này sẽ không sợ già đi nữa.
Những người tuổi 60 có cháu cảm thấy già hơn những người không có cháu.
Một số nhà giáo nói với vẻ thật sự thành thực là trái lại, hoàn cảnh ấy làm cho
họ trẻ ra vì được nghỉ ngơi. Họ dự định về sống ở nông thôn và quan tâm tới
nhiều thứ. Một vài người thì chỉ nói già đi đối với họ là chuyện chẳng có gì phải
quan tâm. Trong số nữ giáo viên được hỏi, nhiều người, tuy có chồng, vẫn làm
việc vì thiên hướng, và vì không muốn chấp nhận thân phận truyền thống của
người phụ nữ: họ khước từ ý nghĩ bị bỏ rơi.

Một khi về nghỉ hưu, thì các thái độ người ta cũng khác nhau, cần lưu ý là tâm

trạng người ta khi đề cập vấn đề nghỉ hưu có quan hệ với cách quan niệm nó.
Khi được hỏi họ chờ đợi gì ở chế độ nghỉ hưu và hiện nay nghĩ thế nào về chế
độ ấy, 29% cho là nó dễ chịu hơn là ý nghĩ của họ trước đây; 31% cho là vất vả
hơn. 51% số người trong nhóm thứ nhất từng chờ đợi ngày nghỉ hưu với những
ý nghĩ tốt đẹp; 66% số người trong nhóm thứ hai thì lo ngại. Nếu với người ta bi
quan, nói chung, trạng thái tinh thần này được khẳng định và phát triển; đối với
người chủ quan, tình hình cũng xảy ra như vậy.

Thông thường, người lao động ngừng việc một cách cưỡng bức vì bị chủ sa

thải; hay vì lý do sức khỏe, lý do bất lực. Họ không thực sự mong ước hoàn cảnh
ấy

[131]

. Đôi khi họ chuẩn bị tình thế này với một vài dự dịnh. Và bắt đầu thực

hiện chúng. Họ về nông thôn nếu trước đây ở thành phố. Họ đi du lịch. Nhưng
không phải bao giờ cũng nhờ vậy mà thích nghi được; bản thân các kế hoạch đôi
khi cũng cứng nhắc; khi bắt tay thực hiện, họ không còn thiết tha nữa.

Đôi khi người ta cũng nhận ra đã phạm sai lầm nghiêm trọng trong khi thay

đổi cuộc sống. Chẳng hạn, nhiều công nhân xung quanh vùng Paris quay trở về
làng quê, mỗi khi nghỉ hưu: ít lâu sau, họ buồn chán và quay lại Paris. Nhiều

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.