TUỔI GIÀ - TẬP 1 - Trang 225

cảnh của họ cũng giống như hoàn cảnh nông dân và thợ thủ công ngày trước:
đối với họ, lao động và cuộc sống lẫn lộn với nhau làm một. Không một quyết
định ngoại lai nào làm gián đoạn đột ngột hoạt động của họ. Những hoạt động
này giảm bớt khi con cái trưởng thành từ biệt gia đình. Cuộc khủng hoảng này,
thường xảy ra tương đối sớm, làm đảo lộn cuộc đời họ. Nhưng họ không hoàn
toàn rỗi rãi; và vai trò người bà tạo cho họ những khả năng mới. Không có nhiều
phụ nữ tuổi 60-65 làm việc ngoài phạm vi gia đình. Nói chung, trừ một vài
ngoại lệ, họ đưa bản thân mình vào nghề nghiệp ít hơn so với đàn ông. Vì số phụ
nữ trẻ tuổi không làm việc ngoài xã hội, nên chế độ hưu trí không mặc nhiên xếp
họ vào một lớp tuổi nhất định. Và trong nhà, trong gia đình, họ có vai trò cho
phép họ quan tâm tới và duy trì tính cách của mình. Chính họ có trách nhiệm
trong công việc gia đình, nhất là với con cháu. Lúc đó, người vợ có ưu thế đối
với chồng và thông thường, từ ưu thế ấy, có cảm giác một sự trả thù. Một số, lúc
đó, cố gắng làm nhục người đàn ông trong tính chất nam giới của họ. Người già
có ý thức về sự thay bậc đổi ngôi này.

Trong đời người, nghỉ hưu gây nên một sự gián đoạn đột ngột; có hiện tượng

đoạn tuyệt với quá khứ; người ta phải thích nghi với một quy chế mới mang lại
một vài điều lợi - nghỉ ngơi, thì giờ rỗi rãi nhưng những điều bất lợi nặng nề:
nghèo đói, đánh mất tính cách.

Hemingway viết: “Cái chết tồi tệ nhất đối với một con người, là đánh mất đi

cái tạo nên trung tâm cuộc đời mình và làm cho mình chính là bản thân mình
một cách đích thực. Nghỉ hưu là cái từ ghê tởm nhất trong ngôn ngữ. Dù người
ta chọn điều đó, hay số phận bắt buộc người ta phải làm điều đó, thì nghỉ hưu và
rời bỏ công việc của mình - những công việc làm cho chúng ta chính là bản thân
mình - cùng đồng nghĩa với xuống mồ”.

Chúng ta biết là ông đã tự sát, chắc hẳn vì lý do khác, nhưng dẫu sao, cũng

vào lúc ông cảm thấy mình không còn sáng tác được nữa. Quả vậy, khi lao động
đã được lựa chọn một cách tự do và tạo thành một sự hoàn thiện bản thân, thì từ
bỏ công cuộc lao động ấy có nghĩa là một thứ chết chóc. Khi nó từng là một sự
cưỡng bức, thì không phải làm nó nữa, là một sự giải thoát. Nhưng trên thực tế,
hầu như bao giờ lao động cũng có hai mặt: nó vừa là một sự nô lệ, một nỗi nhọc
nhằn, nhưng cũng vừa là một nguồn hứng thú, một nhân tố cân bằng, một yếu tố
hội nhập xã hội. Tính hai mặt này được phản ánh trong cảnh hưu trí mà người ta
có thể coi là những ngày nghỉ hè lớn hay là một sự thải loại.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.