TUỔI GIÀ - TẬP 1 - Trang 224

Có một sự tương phản nổi bật giữa những người phụ nữ ở trong nhà ngủ và

những phụ nữ có buồng ngủ riêng: tôi có gặp một người trong số này, họ chăm
sóc thân hình, đọc sách báo hay đan len; họ vui chuyện với các bác sĩ. Trong
một căn buồng năm giường, khá thoáng đãng, tôi thấy các bà ở trong đó tương
đối vui vẻ: một bà, vốn là một người sửa sắc đẹp ở mỹ viện, son phấn lòe loẹt,
tuy chỉ còn lại một chiếc răng. Trong một căn phòng lớn ba giường, một bà, đỏm
dáng và tươi cười, sắp xếp riêng cho mình một góc phòng với hai chiếc bàn một
chân, và cả một mảnh vườn trên bậu cửa sổ. Hình như chỉ sắp đặt một chút
không gian và không khí thân mật là có thể làm biến đổi cuộc sống của họ.

Điều tôi cho là quái gở, là hiện tượng Nhà nước bỏ mặc những con người ấy

về tinh thần. Giả như có những căn phòng họ họp mặt với nhau được, có thể gợi
ý cho họ những trò vui chơi, giải trí được, các huấn luyện viên có thể chăm sóc
họ được, thì chắc hẳn họ sẽ không suy sụp nhanh tới mức trở thành những sinh
vật đơn thuần. Một nữ y tá cho tôi biết là năm tới, sẽ có những biện pháp nâng
cao tiện nghi của nhà dưỡng lão, bố trí phòng khách, v.v... Chỉ có điều là tiền
đóng góp sẽ cao hơn nhiều. Điều bi thảm đối với những người đang ở hiện nay,
là họ sẽ phải ra khỏi vùng xung quanh Paris để đến Nanterre, và Ivry.

Ở Mỹ, tình hình cũng không có gì tốt đẹp hơn. Các nhà xã hội học nhận xét

các dưỡng đường và nhà dưỡng lão từ những thế kỷ trước, chỉ tiến triển chút
đỉnh. Năm 1952, ủy ban quốc gia về nhu cầu y tế tuyên bố: “Dịch vụ y tế hoàn
toàn không thích hợp về định lượng và chất lượng đối với tuổi già, bất luận họ ở
đâu. “Ngày 10 tháng bảy năm 1965, ra đời một pháp chế mới với tên gọi
Medicare, trong đó mười chương dành cho người già. Tổ chức Y tế lo lắng về sự
can thiệp này của Nhà nước, cho bác sĩ Spock, thầy thuốc nhi khoa nổi tiếng, là
kẻ phản bội đã nhận cộng tác tới mức ấy với chính phủ. Lý do phản đối ấy hình
như là thứ chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tự do đã từng làm cho nước Mỹ rất
khó áp dụng các biện pháp bảo hiểm xã hội.

Trong tuyệt đại đa số trường hợp, bị đẩy đột ngột từ lớp người hoạt động

xuống lớp người ăn không ngồi rồi và bị xếp thuộc loại người già, chịu giảm sút
thu nhập và mức sống đến mức hoang mang, là cả một tấn bi kịch kéo theo
những hệ quả nghiêm trọng về tâm lý và tinh thần. Chủ yếu nó giáng xuống nam
giới. Còn nữ giới thì sống lâu hơn: chính những bà già cô đơn là lớp người bất
hạnh nhất trong dân chúng. Nhưng nhìn chung, người phụ nữ cao tuổi thích nghi
với cuộc sống tốt hơn ông chồng. Là người nội trợ, người giúp việc nhà, hoàn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.