TUỔI GIÀ - TẬP 1 - Trang 226

Việc lựa chọn giữa hai quan điểm ấy, cái cách người ta kết hợp chúng với

nhau, phụ thuộc vào yếu tố. Và trước hết vào sức khỏe mỗi người. Các tổ chức
công nghiệp và cơ quan Nhà nước quy định tuổi nghỉ hưu bằng một pháp chế
đại cương. Thế nhưng chúng ta thấy là tuổi sinh học không hề ăn khớp với tuổi
thời gian: một người lao động mệt mỏi và suy yếu không thể có những phản ứng
giống như người lao động nghỉ hưu lúc sức lực thể chất và tinh thần đang độ
sung mãn. Những người làm công tác giảng dạy với quyền tự do về nghỉ hưu
tương đối sớm, thường quyết định theo tình hình sức khỏe của mình. Họ đi
khám bệnh và kết quả chẩn đoán có ảnh hưởng tới quyết định của họ.

Năm 1780, Saint -Évremont viết: “Người ta không thấy có gì bình thường hơn

hiện tượng người già than thở sau khi nghỉ hưu; và hiếm hoi hơn là hiện tượng
người già về hưu mà không hối tiếc.” Đoạn thứ nhất của câu văn này đúng đối
với nhiều người, nhưng không phải với tất cả mọi người. Hình ảnh “nghỉ hưu -
thần diệu” để rốt cuộc thực hiện những mong ước trước kia, rất phổ biến; nhưng
đổi lại, có một hình ảnh “nghỉ hưu - tai họa”. Vì hình dung cảnh nghỉ hưu với
một nỗi hãi hùng, nhiều người lao động không muốn nghĩ tới. Theo một cuộc
điều tra về công nhân ngành xây dựng, một năm trước khi nghỉ hưu, 85% tuyệt
đối không biết thu nhập của mình sẽ ra sao. C.N.R.O. đề nghị gửi tới cho họ một
hồ sơ có những thông tin cần thiết: trong số người tuổi 64, 95% có yêu cầu;
trong số người tuổi 60, là 40%, và dưới tuổi 60, hầu như không một ai có yêu
cầu. Nghỉ hưu đối với người lao động như một lưỡi dao máy chém. Một phụ nữ
chuyển hàng hóa nói: “Tôi chưa bao giờ nghĩ tới chuyện nghỉ việc: tôi tưởng
mình đã chết trước đó rồi cơ, vì mệt mỏi vô cùng”. Một phụ nữ làm nghề giúp
việc thì tâm sự: “Tôi chưa hề nghĩ tới chuyện ngưng lao động: chỉ vì mắt tôi
kém thôi”. Một công nhân người Anh cho biết: “Một buổi sáng, tôi ngủ dậy và
thấy mình đã nghỉ hưu”. Và một người khác: “7 rưỡi tối thứ bảy, tôi còn lao
động; sáng hôm sau, khi ngủ dậy, tôi không có việc gì để làm nữa”. Theo một
cuộc điều tra của Moore năm 1951 ở Mỹ về giáo giới, 41% sốt ruột chờ đợi
ngày nghỉ hưu, 59% thờ ơ hay không có ý kiến. Một cuộc điều tra khác ở Mỹ về
người lao động ngành may mặc kết luận 50% mong mỏi nghỉ hưu, nhưng vì cảm
thấy không thể tiếp tục làm việc chứ không phải vì một lý do gì khác. Những
cuộc điều tra khác ở Mỹ về những người lao động chân tay cho thấy chỉ một
phần tư, nhiều lắm là một nửa, vui vẻ chấp nhận ý nghĩ nghỉ việc.

Gần đây, người ta hỏi 95 giáo viên quận Seine, hai tháng trước ngày nghỉ hưu,

xem từ nay họ có cảm giác già đi nhanh hơn không; 55% trả lời là có; họ hình

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.