TUỔI GIÀ - TẬP 1 - Trang 228

người nghỉ hưu rời nhà để được gần con cái; nhưng không được con cái chăm
sóc, thế là hy sinh thói quen một cách vô ích. Hoặc họ đến vùng Bờ biển Azur
và nhận thấy khí hậu không tốt cho bệnh thống phong của mình. Họ cũng thấy
giá thuê nhà quá đắt, nên buộc phải vào dưỡng đường. Họ không quen biết ai hết
và đau buồn vì cảnh cô đơn. Dù kế hoạch có giá trị, thì mỗi khi thực hiện xong,
người ta vẫn ở trong tình trạng hai bàn tay trắng. Hiếm có những người có khả
năng dự kiến thực sự một chương trình sống. Đối với những người khác, cảnh
“nghỉ hưu - tra tấn” là một thử thách và nhiều người rất khó vượt qua

[132]

. Một

cuộc điều tra ở Prairy city, Mỹ, cho thấy những người tiếp tục lao động có nghị
lực tốt hơn người nghỉ hưu; tuy ít thì giờ rỗi rãi hơn, nhưng hoạt động giải trí và
xã hội của họ phong phú hơn nhiều.

Vì lý do ấy và vì nhu cầu cuộc sống, nhiều người nghỉ hưu tìm kiếm một công

việc được trả công; nhưng chỉ một số ít thành công; và họ không được thỏa mãn
như khi làm nghề cũ. Rất hiếm có trường hợp vì rỗi rãi người ta phát triển được
một thiên hướng cho tới lúc bấy giờ người ta bắt buộc phải dập tắt. Nói chung,
người ta bằng lòng với những công việc thấp kém hơn về chất lượng so với nghề
nghiệp trước kia và với tiền công thấp hơn nhiều. Những công việc này không
có mấy tác dụng an ủi, động viên.

Bị tách khỏi môi trường nghề nghiệp, người nghỉ hưu phải thay đổi thời khóa

biểu và thói quen. Cảm giác bị “sụt giá”, chung đối với phần lớn người cao tuổi,
trở nên gay gắt ở người nghỉ hưu. Thật vậy, chẳng những họ lĩnh ít tiền hơn
trước; mà đồng tiền họ lĩnh, nay không phải do chính tự tay họ làm ra nữa. Nếu
mang ý thức chính trị mạnh mẽ, họ cho tiền trợ cấp là một thứ quyền họ được
hưởng do quá trình lao động. Nhiều người nhận nó hầu như một thứ của bố thí.
Không còn kiếm sống, người ta cho là một sự suy sụt. Con người ta xác định
hình tích (identité) của mình qua việc làm và tiền công; người ta đánh mất hình
tích ấy khi về nghỉ hưu; một người thợ máy không còn là thợ máy nữa: anh ta
chẳng là gì hết. Theo Burgess, ‘vai trò của người nghỉ hưu, là không còn vai trò
nào nữa”. Vì vậy, đánh mất vị trí của mình trong xã hội, đánh mất nhân phẩm và
hầu như cả hiện thực của mình. Ngoài ra, họ chẳng biết sử dụng thì giờ nhàn rỗi
của mình để làm gì, họ âu sầu. Trong Những người tiểu tư sản, Balzac viết:
“Chuyển từ hoạt động sang nghỉ hưu, quả là thời kỳ khủng hoảng của người viên
chức”. “Trong số những người nghỉ hưu, những ai không biết hay không thể
thay thế những chức trách họ phải rời bỏ bằng những chức trách khác, thì thay

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.