TUỔI GIÀ - TẬP 1 - Trang 223

xú uế. Tầng một bớt hôi thối và ngột ngạt hơn, nhưng lòng tôi quặn đau khi thấy
tình trạng trơ ỳ, kết quả của cuộc sống ở nhà dưỡng lão. Cuộc sống này bị đẩy
tới mức nhiều người - nhất là về phía nam giới - tuy mạnh khỏe, nhưng - theo lời
ông bác sĩ - giải quyết mọi nhu cầu ngay trên giường nằm. Ông giải thích với tôi
rằng xã hội nhận lấy trách nhiệm về họ, và họ hoàn toàn phó mặc cho xã hội,
thậm chí đẩy tình trạng thụ động lên tới mức tận cùng (Tôi cũng giả định là họ
sống trong oán giận và tìm cách trả thù). Suốt ngày họ ngồi trên ghế phôtơi và
không làm gì hết. Tôi thấy một người đàn ông nằm dài trên giường đan len; hai
người khác ngồi trên giường chơi bài. Tất cả chỉ có thế. Người ta cho tôi biết cứ
hai mươi người mới có một người đọc báo. Một vài người nghe đài tí chút.
Thậm chí dù có gợi ý vài ba bốn trò chơi giải trí, họ cũng chối từ, trong một
trạng thái thật sự uể oải. Người ta mời bốn chục bà già đi thăm thú miễn phí các
vùng xung quanh Paris, nhưng chỉ có hai bà nhận lời. Trò giải trí duy nhất của
họ là những cuộc cãi vã: đặc biệt phụ nữ thích chuyện phiếm, tranh cãi, lập bè
cánh, liên minh, liên kết với nhau và “lật đổ” nhau. Đàn ông thì có những kẻ gây
gổ và thậm chí dùng bạo lực. Cũng như ở Nanterre, cũng như ở khắp nơi, hễ có
cơ hội là họ uống rượu. Tiền lương hưu mà không bị giữ lại để trả tiền ăn, tiền ở,
thì họ dùng mua vang đỏ. Việc này không khó, vì trong khu phố có nhiều quán
cà phê và rượu vang. Mùa hè, có thể bắt gặp họ ngồi trên những chiếc ghế băng
ở một đại lộ lân cận, với những chai vang đỏ trên tay. Phụ nữ cũng uống. Buổi
tối, khi trở về, ít nhiều túy lúy, họ gây gổ với những người khác.

Thứ tư hàng tuần, người ta đến khám bệnh để xin vào viện: chỉ những người

gần như lành mạnh mới được chấp nhận. (Về sau, khi trở nên tàn tật thì họ được
giữ lại

[130]

. Theo lời người thầy thuốc, khi họ được chấp thuận, thật đau lòng

trước nỗi kinh hoàng của họ. Họ biết là mình từ giã thế giới người sống, là mình
vào đây không ngoài viễn cảnh nào khác là đợi cái chết. Khi vượt qua được nỗi
sợ hãi một sự đổi thay, phụ nữ thích nghi có phần dễ dàng hơn nam giới. Họ
mang tính xã hội nhiều hơn: những câu chuyện phiếm và mánh khóe, choán bớt
ngày giờ của họ. Còn đàn ông thì vẫn cô đơn. Họ cảm nhận sâu sắc sự suy sụp
của mình. “Lúc đầu - một sinh viên y khoa nội trú bảo tôi - tôi hỏi họ trước kia
làm gì; họ trả lời là trước kia làm người bấm vé tàu điện hay thợ phụ, và khóc
nức nở: lúc ấy, họ vốn là những con người, họ lao động... Thế là tôi hiểu, và
không hỏi họ nữa”. Nhiều người không còn gia đình. Những người còn, thì mỗi
tháng, được thăm viếng từ một đến bốn lượt.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.