TUỔI GIÀ - TẬP 1 - Trang 221

người già trong dưỡng đường nhanh chóng bị chứng lão suy. Đến ngày được
phép ra ngoài, họ chỉ còn một thú vui: uống rượu. Không ít người khi vào dưỡng
đường thì tiết độ nhưng chỉ một tháng sau trở thành nghiện rượu. Tiền mặt họ
được lĩnh

[128]

, tiền công những công việc vặt, thường hoàn toàn dành để uống

rượu. Thể lệ quy định cổng dưỡng đường phải cách quầy bán rượu gần nhất tối
thiểu hai trăm mét; Nanterre cấm bán cho người già thức uống có pha rượu,
ngoài rượu vang: nhưng rượu vang là đủ rồi. Mùa hè, những đường phố
Nanterre gần nhà dưỡng đường đầy ắp ông già, bà già, nằm, ngồi trên mặt đất,
đứng tựa một bức tường, áp chặt vào ngực những chai vang và đã say túy lúy. Vì
cơ thể suy yếu khó có thể chịu những cuộc chè chén như vậy, nên họ trở về
dưỡng đường loạng choạng, la hét, nôn ọe, và tình trạng này đặc biệt khó chịu
đối với những người thích sạch sẽ và yên tĩnh trong dưỡng đường. Rượu vang
kích thích những sự hoang tưởng kỳ vĩ trong chốc lát bù đắp cảnh khốn cùng
của họ. Nó cũng giải phóng bản năng giới tính của họ: thông thường, trong cơn
say, hình thành những cặp đôi, luyến ái khác giới hay đồng giới, thu xếp được
chăng hay chớ để thỏa mãn dục vọng.

Phần lớn những người nằm viện chịu đựng rất khó khăn đời sống cộng đồng;

khổ sở, lo âu, khép mình lại, họ bị ghép vào với nhau trong lúc không một cuộc
sống xã hội nào được tổ chức cho họ. Tính hay động lòng, những khuynh hướng
đòi hỏi và đôi khi cuồng loạn của họ dẫn tới nhiều sự phản ứng mang tính chất
xung đột. Tất cả những quá trình bệnh lý tuổi già phải chịu đựng đều bị dồn vào
trong các nhà dưỡng đường.

Cuộc sống trong nhà dưỡng lão được miêu tả rất thành công trong cuốn Căn

Phòng Lớn (La Grande Salle) của Jacoba Van Velde: chắc hẳn, cuốn tiểu thuyết
này là kết quả của những sự quan sát nghiêm túc của cá nhân

[129]

. Tác giả miêu

tả một dưỡng đường của phụ nữ Hà Lan, qua tâm sự của một người mới nhập
viện. Được một cô gái có lòng thương người đưa vào, nhưng cô này không còn
điều kiện thực tiễn để chăm sóc mình, “người mới” ấy hoảng hốt sợ mình sẽ
không còn một phút “cô đơn” nào nữa. “Tôi vốn bao giờ cũng khiếp hãi việc
người ta chú ý tới mình. Thu hút ánh mắt người khác vốn bao giờ cũng là một
nhục hình đối với tôi!”. Từ nay, mọi hành vi trong cuộc sống của bà kể cả cái
chết sẽ diễn ra trước những người chứng kiến, thường là ác ý, hay ít nhất cũng
có tính phê phán. “Không bao giờ được ở một mình, thật khủng khiếp, bao giờ
cũng có người xung quanh mình! - một người trong một nhà dưỡng lão khác nói.
Và người ta xử sự với mình như thể tất cả những người có tuổi đều rơi trở lại

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.