TUỔI GIÀ - TẬP 1 - Trang 219

người già không thể rời khỏi tầng nhà mình ở. Trong các phòng ngủ - tuy cấm
không được dùng nữa từ 1958 nhưng trên thực tế người ta vẫn bố trí tuyệt đại đa
số giường - những người bệnh và người liệt giường nằm suốt ngày. Thông
thường không có bình phong giữa các giường, không có bàn đêm cá nhân,
không có tủ cá nhân: người già không có lấy một đốt ngón tay không gian riêng.
Người ta tách riêng nam, nữ: những cặp vợ chồng già bị cách ly không thương
tiếc; không hiếm trường hợp hai vợ chồng phải vào hai dưỡng đường khác nhau.
(Mùa xuân 1967, hai vợ chồng già 80 cùng trầm mình trong dòng sông Seine vì
bị cách ly). Nếu có phòng riêng trong dưỡng đường, thì chúng được dành cho
những người trả tiền bảo dưỡng chúng. Có trường hợp đến một lúc nào đó, họ
không còn trả được nữa, và bị chuyển từ phòng riêng sang phòng ngủ chung,
đánh dấu một sự suy sụt mới. Vì tình trạng cũ nát nên các căn phòng thường rất
tối tăm. Thông thường trong phòng ăn đặt những chiếc bàn lớn và ghế băng; và
cũng thông thường, nó được dùng để làm nhà khách. Còn nhà khách, nếu có, thì
rất hẹp và nội thất tồi. Không có hệ thống sưởi ấm trung tâm hoặc nếu có thì
hoạt động không đồng bộ. Nhà giặt, nhà bếp nói chung được bố trí hiện đại hơn;
nhưng thực đơn thì như nhau cho tất cả mọi người, người ta hoàn toàn không
tính đến chế độ nhẽ ra phải thích hợp với từng người. Cơ sở y tế tồi tàn, thông
thường không có bồn tắm, chỉ có vòi sen người ta chỉ sử dụng mỗi tuần một lần,
hoặc thậm chí mỗi tháng một lần. Tình trạng “lơ là về y tế” thật đáng giận.
Thông thường, cứ 350 người nằm viện, có một thầy thuốc; thậm chí có khi một
thầy thuốc phụ trách 965 người bệnh. Chi phí y tế của dưỡng đường chiếm 2,7%
ngân sách trong lúc có rất nhiều ca bệnh lý nghiêm trọng.

Chúng ta hiểu rõ là trong những điều kiện như vậy, bước chân vào một dưỡng

đường là cả một thảm kịch đối với người già. Cú sốc tâm lý đặc biệt dữ dội đối
với phụ nữ, vì còn bị buộc chặt vào gia đình hơn nam giới. Họ lo âu run rẩy. Dần
dà nhiều người đành nhẫn nhục cam chịu. Đôi khi, hình như việc nằm viện làm
cho người già thích sống: vì cảm thấy bớt cô đơn hơn, vì có bạn bè; bằng một
thứ thi đua, họ ít buông trôi hơn trước. Nhưng tình hình này rất hiếm.

Một công trình thống kê của bác sĩ Pequignot - và được nhiều chứng cứ khẳng

định - cho thấy trong số người già lành mạnh được đưa vào một dưỡng đường,
có:

8% chết trong tám ngày đầu;
28,7% chết trong tháng đầu;
45% chết trong sáu tháng đầu;

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.