TUỔI GIÀ - TẬP 1 - Trang 220

54,4% chết trong năm đầu;
65,4% chết trong hai năm đầu.
Như vậy, tức là hơn nửa số người già chết trong năm đầu tiên sau khi vào

dưỡng đường. Không phải chỉ những điều kiện sống trong nhà dưỡng lão chịu
trách nhiệm về tình hình ấy: đối với người già, bất luận sự chuyển cư nào cũng
thường kéo theo cái chết. Điều đáng phàn nàn, chính ra lại là số phận của những
người sống sót. Trong nhiều trường hợp, có thể thâu tóm số phận ấy vào mấy từ
sau đây: bỏ mặc, cách biệt, sa sút, suy sụp, chết.

Người ở nhà dưỡng đường trước hết phải chịu đựng những điều ràng buộc.

Thể lệ rất chặt chẽ, những lề thói cũ rất ngặt nghèo; người ta dậy sớm, đi ngủ
sớm. Bị đoạn tuyệt với quá khứ, với môi trường, người ta mất hết mọi cá tính và
chỉ còn là một con số. Nói chung, ngày nào cũng được phép có người đến thăm
và thỉnh thoảng có gia đình tới; nhưng ít, và hoàn toàn không, trong một số
trường hợp. Và thực ra, việc vào nhà dưỡng đường khó khăn, gia đình và bạn
hữu chỉ có thể đến ngày chủ nhật, và thời gian cần thiết cho sự chuyển dịch này
làm họ nản lòng. Đặc biệt là đối với Nhà dưỡng đường của tỉnh ở Nanterre: từ
trung tâm Paris, đi bằng tàu điện và ôtô buýt, phải hai tiếng mới tới nơi. Phải có
tấm lòng yêu thương thực sự mới có thể hy sinh chút thì giờ rảnh rỗi người ta có
được. Vì vậy, người già bị bỏ rơi. Giám đốc một nhà dường lão quan trọng ở
Nice cho biết trong cuộc phỏng vấn trên vô tuyến là chỉ có 2% số người trong đó
tiếp khách. Nói chung, người ta không được tự do ra ngoài: ở Nanterre, mỗi tuần
được tự do một buổi chiều. Họ chẳng biết làm gì cho hết ngày. Thỉnh thoảng họ
làm một tí công việc vặt trong nhà dưỡng lão để kiếm chút tiền; một vài phụ nữ
làm công việc giặt, là hay làm bếp. Nhưng không thiết tha với công việc. Phần
lớn số họ, trình độ văn hóa thấp, ít đọc sách báo và hầu như không nghe đài. Vô
tuyến - nếu có - thì làm họ mỏi mắt. Thậm chí, các trò chơi bài cũng không làm
họ thích thú: họ chẳng quan tâm tới gì hết, và suốt ngày chẳng làm gì hết. Thậm
chí, sau bữa ăn sáng, họ nằm lại và suốt ngày ở trên giường. Họ loay hoay với
những ý nghĩ trước kia về bệnh tật, chết chóc. Theo giáo sư Bourlière, công việc
duy nhất khả dĩ làm người già quan tâm là lao động chân tay. Ở Luân Đôn, có
một bộ phận phụ của một dưỡng đường là một xưởng thợ trong đó họ sản xuất
công cụ - nạng chống v.v... dành cho người bị liệt trong tập thể; như vậy, họ có
cảm giác là mình có phần hữu ích. Một vài dưỡng đường hiếm hoi ở tỉnh, đặt ở
nông thôn, có một vườn rau: một số người trong dưỡng đường thích làm vườn.
Nhưng hiếm có những trường hợp này. Rỗi rãi, rơi vào trạng thái một thứ đồ vật,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.