TUỔI GIÀ - TẬP 1 - Trang 218

Về “cảnh khốn cùng tồi tệ của nhà dưỡng đường ở Pháp” do bộ trưởng Y tế

vừa nêu trong một bản báo cáo chính thức, tất cả mọi chứng cứ đều thống nhất.
Đó là, ngày nay cũng như ngày xưa, những “kho chứa cảnh hành khất” đích
thực. Ông Laroque thừa nhận: “Trước kia, người ta biết công thức của dưỡng
đường, nơi người ta tập hợp những người tàn phế, những người liệt giường,
những người già khỏe mạnh, với mối quan tâm duy nhất là cho họ một nơi trú
chân tối thiểu, thường sát mức gây phẫn nộ, và một lượng cái ăn tối thiểu. Khốn
nỗi là công thức ấy ngày nay vẫn được áp dụng một cách rộng rãi”. Năm 1960,
ông bộ trưởng Y tế viết: “Hiếm có dưỡng đường và nhà dưỡng lão có đủ dịch vụ
y tế. Ở nhiều nơi, có thể nói không cường điệu là một tình trạng bỏ mặc hoàn
toàn về mặt y tế”. Cùng trong năm ấy, Tổng thanh tra Y tế viết: “Việc theo dõi
và chăm sóc về y tế tỏ ra rất thiếu thốn ở phần lớn dưỡng đường và nhà dưỡng
lão công cộng. Những người già liệt giường chấm dứt cuộc đời ở đấy trong sự
thờ ơ chung. Tình trạng này không thể chấp nhận được, nhất là khi người ta biết
rằng hiện nay sự hồi phục chức năng cho những bệnh nhân liệt nửa người đem
lại những kết quả mỹ mãn và tình trạng liệt giường có thể tránh khỏi trong phần
lớn trường hợp”.

Ở Pháp, có một tình trạng lẫn lộn đáng phàn nàn giữa bệnh viện và dưỡng

đường. Trong phần lớn dưỡng dường, người ta tiếp nhận những người tàn phế và
người bệnh ở mọi lứa tuổi. Trong số 275.000 giường dành cho người cao tuổi -
trong đó 25% thuộc khu vực tư nhân - có 17% bị người trẻ chiếm: những người
tàn tật về hệ vận động và suy yếu. 25,12% số đó là những người liệt giường.

Và có tình hình ngược lại. Ngoài những bậc ông đưa vào bệnh viện và không

bao giờ được đón về, người ta chuyển nhiều người già tới bộ phận cấp cứu với
một lá thư của thầy thuốc họ: “Ông (hay bà) X. phải nhập viện vì sống một mình
và vì cao tuổi”. Bệnh viện không bao giờ gửi trả họ về. Ở Salpêtrière, Bicêtre có
những người chờ đợi cái chết từ hai mươi bốn tiếng trong những “căn phòng hôi
thối”

[127]

50 giường. Có những người già chờ đợi những người khác chết để thế

chân họ ở những bệnh viện mới mở xung quanh Paris, trang bị tốt, nhưng giá
mỗi ngày 51 phrăng. Cần có ít nhất 16.000 giường mới có thể có chỗ khác cho
những bệnh nhân cấp cứu hiện đang chiếm giữ chỗ ở các khoa khác nhau.

Dù là dưỡng đường hay bệnh viện, thì 178.000 chiếc giường hiện đang được

đặt trong những ngôi nhà lâu đời đến trăm năm. Đó thường là những bệnh viện
cũ, những lâu đài, trại lính, nhà tù hoàn toàn không thích hợp với chức năng mới
của chúng. Ở đấy có rất nhiều thang gác và không có thang máy, nên một số

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.