muốn làm công việc có ích, nhưng không thể điều khiển các đồ điện trang bị cho
nhà bếp. Sự vụng về khiến bà lo âu, và nỗi lo âu có hại cho công việc tập luyện.
Đối với bà, người con trai có những thái độ quen thuộc với người trưởng thành:
anh ta tỏ ra ân cần, lễ phép; nhưng thường không giấu nỗi vẻ sốt ruột, nói năng
thô bạo. Bà chỉ được giao ít công việc và cảnh ăn không ngồi rồi những năm sau
này làm bà khiếp hãi. Bà không sao tham gia được cuộc sống của con cái, và
không hề tìm cách thử làm xem vì bà cảm thấy xa lạ, ở ngoài lề. Bà bắt đầu rầu
rĩ; hầu như không thiết tha tới vô tuyến, tới đọc sách. Bà ngủ ngày, tối đi nằm
không ăn, đi dạo chơi như một cỗ máy, bị một trạng thái đờ đẫn xâm chiếm. Sau
một sự tình cờ khiến bà có cảm giác mình đã làm việc có ích, bà “lội ngược
dòng”; tìm thấy lại chút hứng thú cuộc sống, bà trở lại quan tâm tới nhiều thứ,
đặc biệt là những công việc của người con trai mà trước kia bà không đánh giá
đúng. Bà quyết định không sống kiểu tầm gửi nữa và chuyển tới ở trong một
làng dành cho người cao tuổi. Mặc dù kết luận một cách lạc quan có phần dè
dặt, điều khiến người ta lưu ý trong cuốn tiểu thuyết này là ở chỗ nó miêu tả một
tình thế không có lối thoát.
Nhằm bảo vệ những người không hoạt động chống cô đơn và sầu não, Anh,
Thụy Điển và nhất là Mỹ khuyến khích họ nhập hội. Một số hội tập hợp những
người đủ mọi lứa tuổi. Những hội khác, ở Mỹ, được thành lập riêng cho người
già, hoặc do chính bản thân họ, hoặc do các lớp trẻ. Người ta tổ chức cho họ các
trò giải trí: trò chơi, tham quan, biểu diễn sân khấu, v.v... Ở Mỹ, người ta cũng tổ
chức những “Trung tâm ban ngày”, một công thức không có tổ chức nào tương
tự ở Pháp; những trung tâm đầu tiên được thành lập trong Đại chiến thứ hai,
cách đây bốn chục năm ở New York. Những người nghỉ hưu trong một quận gặp
nhau tại đấy, tham gia sinh hoạt xã hội và thực hiện một số hoạt động: họ làm
những công việc bổ ích, sáng tác nhạc hay nghe nhạc; người ta đưa họ đi tham
quan, tổ chức những cuộc thảo luận. Các Giáo hội, các nghiệp đoàn tổ chức
những trung tâm tương tự. Những người tham gia các câu lạc bộ, đến các Trung
tâm cảm thấy hạnh phúc hơn những người khác. Nhưng cũng chính vì cảm thấy
hạnh phúc mà họ thích lui tới các Trung tâm. Người ta luôn luôn rơi vào một cái
vòng luẩn quẩn: khi người ta quá khốn khổ về vật chất hay tinh thần thì không
có cách gì thoát ra khỏi. Mức sống càng cao thì người ta càng tích cực tham gia
sinh hoạt xã hội. Sinh hoạt này bao giờ cũng giảm sút theo tuổi tác. Trong những
cuộc điều tra khác nhau, một nửa số người cao tuổi cho biết từ độ tuổi 50, hoạt
động xã hội của họ bắt đầu chậm lại; chỉ có 1% bảo là chúng tăng thêm. Ở