TUỔI GIÀ - TẬP 2 - Trang 295

CHÚ THÍCH

[1]

Caisse nationale des Restraites ouvrières (Quỹ quốc gia Lương hưu công nhân).

[2]

Lúc còn trẻ, Diderot thể hiện một ý nghĩ tương tự trong Giấc mơ của D’Alembert: “Nếu từ

tuổi thanh xuân anh chuyển sang trạng thái suy tàn, dù chỉ trong chốc lát, thì anh bị ném vào thế giới

này như vào buổi đầu tiên khi anh ra đời! và anh sẽ không còn có thể là anh nữa đối với người khác,

cũng như đối với chính bản thân anh... Làm sao anh có thể biết con người kia, cúi gập trên một chiếc

gậy, đôi mắt mờ đục, lê từng bước một, thờ ơ với bản thân mình trong nội tâm còn hơn cả ở ngoại

hình, cũng chính là con người ngày hôm trước cất bước hết sức nhanh nhẹn, mang vác khá nặng, có

thể có những suy ngẫm hết sức sâu xa, những sự tập luyện hết sức dẻo dai và hết sức dữ đội?”.

[3]

Người đàn bà lỗi lạc này được Niétzche, Rilke và nhiều người khác yêu mến. Là học trò và

bạn của Freud, ông này đánh giá cao phần đóng góp của bà vào tâm phân học.

[4]

Trong Tồn tại và Hư vô.

[5]

Phụ nữ nhận biết kỳ mãn kinh về mặt cơ thể; nhưng hiện tượng này xảy ra trước tuổi già

nhiều.

[6]

Trong một số trường hợp bệnh lý, sự phủ nhận có thể tới mức làm thoái hóa tri giác và ký ức.

Chẳng hạn như trường hợp Noémie do giáo sư Delay nêu lên. 64 tuổi, bà nói một cách tin tưởng:

“Tôi là một bé gái, tôi lên 8”, hay “lên 10”, hay thỉnh thoảng “lên 16”. Người ta phản bác: “Nhưng

tóc bà bạc. − Nhưng có người tóc bạc sớm”. Bà tin là mình sống lại tuổi ấu thơ và thấy những cảnh

tượng của quá khứ như hiện diện trước mắt mình. Đấy là hiện tượng nhớ ngắt đoạn (ecmnésie).

[7]

Đề tài nên thơ “Gửi một bà già đẹp lão”, thường được khai thác qua nhiều thế kỷ và ở nhiều

nước, là đề tài về một người đàn bà đẹp trước kia, nay thôi không còn đẹp nữa khi về già. Tôi chỉ

biết có một trường hợp ngoại lệ là: bài Thơ ca ngợi một bà già xinh đẹp của Maynard.

[8]

Có khi không thể có một sự lựa chọn nào hết. Chủ thể chịu một cơn cấp phát hay một sự phá

hủy tiệm tiến về thể chất dẫn tới sự suy sụt. Tình hình Rodin lúc 77 tuổi là như vậy. Từ 67 tuổi, sức

khỏe ông bắt đầu sút kém, có những lúc lả đi. Một cơn cấp phát đầu tiên, lúc 72 tuổi, khiến ông âu

sầu, cáu gắt và sút kém về tâm thần. Sau lần cấp phát thứ hai ông trở nên lẩm cẩm: ông không còn

biết hiện mình ở đâu không còn nhận ra Rose Beuret, người bạn đời thân thiết. Những ca như vậy

thuộc phạm vi lão khoa và không hề cho chúng ta hay biết gì về phương diện kinh nghiệm nội tâm.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.