phấn chấn. Cũng giống như vậy, nếu cũng có thói quen lâu dài về tình hình
ấy, thì người ta khó có thể biết được hàng ngày rằng ban đêm − từ nay bị sự
mệt mỏi và giấc ngủ giày vò − sẽ không phải là thời kỳ được mở ra một
cách vô tận trong đó một con người không hề có gì làm mình suy yếu, có
thể yêu thương và phí sức một cách không tính toán. Phải chăng tôi sáng
suốt hơn, dễ bị tổn thương hơn một người khác hay tôi quan tâm hơn tới
bản thân con người mình, nhưng tôi cảm thấy người có cuộc sống chuyển
từ cái vô hạn sang cái hữu hạn như vậy, sống trong một thứ không khí ngạt
thở... Là những nguồn tận cùng, nghệ thuật và thơ ca đến với người ta tựa
một phương sách để nới rộng vòng vây. Nhưng không còn ham muốn gì
nữa, tới mức cho đó chỉ là một phương tiện thay thế để bổ khuyết tình trạng
thiếu thốn đáng buồn của tuổi già, thì phải chăng đó là điều đáng xót
thương?
Thực ra, trong trường hợp này, dự định sáng tác có những cội rễ sâu
xa tới mức nó cưỡng lại cơn khủng hoảng này; thậm chí nỗi kinh hoàng
mang tới cho Leiris những chủ đề mới và ông viết Những cái sợi con.
Nhưng có khi vì lý do sức khỏe hay vì những khó khăn ngoại lai, sự chán
nản của người già trở nên vĩnh viễn: hoặc họ không thấy có việc gì phải
làm nữa hoặc họ không muốn làm những công việc mà họ nghĩ là không có
đủ thời gian để hoàn thành mỹ mãn.
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp những đòi hỏi dứt khoát của
quá khứ vẫn giữ nguyên sức mạnh của chúng: công việc ấy phải được thực
hiện, sự nghiệp ấy phải được hoàn thành, những quyền lợi ấy phải được
bảo vệ. Lúc ấy, người già tiến hành một cuộc đấu tranh trong say mê và lo
lắng chống lại chiếc đồng hồ không để cho mình một phút nghỉ ngơi. Lúc
70 tuổi, Berenson viết: “Lúc gần già, mất hết mọi ý thức về sự nhàn rỗi, là
kinh nghiệm đau xót nhất của tôi”. Người ta lại càng xót xa hơn khi không
thể đạt tới những mục đích tiếp tục khẩn nài mình. Chúng ta từng thấy
Papini buồn bã ra sao khi không hoàn thành được cuốn sách trong đời ông,
cuốn Lời phán xét cuối cùng.