Khách về nhà trọ Nam Ninh lữ điếm nhỏ bé đã cũ ở ngoại ô, phía Tây thị
trấn.
***
Đến năm ấy, xưởng cơ khí Nam Hưng ở Long Châu dọn lên đã được ba
năm. Tuy vậy, mới yên chân có ngót năm nay. Bởi vì Nam Ninh cũng
không tránh được loạn ở các tỉnh đánh nhau. Hai lần quân Quảng Đông tràn
qua Nam Ninh. Bùi sợ phải đốc thúc khiêng máy đi giấu ngoài thành. Anh
em lại nương náu người mỗi nơi. Có khi giữa lúc chạy loạn, Hùng và Thụ
lên đi tìm thạch, giấy sáp và mọi thứ in truyền đơn, không tìm đâu ra anh
em, không gặp ai, tiền hết, Thụ lại phải giở dao kéo, lúc nào cũng giắt sẵn
trong mình, vào chợ cắt tóc kiếm tiền ăn.
Tuy chìm nổi, nhưng mỗi lần lắp máy lại thì công cuộc làm ăn có chừng
phấn chấn hơn.
Bây giờ3;ng máy Nam Hưng đã cơ ngơi trong một căn nhà ba tầng ở
trung Sơn lộ giữa khu phố đông nhất Nam Ninh, ngoài cửa treo ba tấm
bảng.
Lập xưởng máy, nhưng nghề may vẫn kiếm ăn được, Bùi không bỏ cái
máy khâu, lại mở hiệu may với hai máy Sanh-gie mới.
Lại thêm Nam Hưng thạch ấn điếm. Nguyên do, Trang ở Vân Nam sang.
Trang có hoa tay, thạo như Sơn. Máy móc gì, chỉ trông qua, cũng mày mò
bắt chước làm được. Trang là công nhân lái tàu công ty hoả xa Vân Nam.
Từ trước, Trang theo chí hướng cách mệnh của Đặng Tử Mẫn. Năm ông
Đặng kéo quân đánh sang đồn Tà Lùng, một mình Trang ở tận Vân Nam
cũng hưởng ứng. Trang lái đẩy cái đầu máy xe lửa của công ty lao xuống
khe núi rồi trốn đi Quảng Tây. Lưu lạc tới Nam Ninh với anh em, Trang đi
xem xét khắp thành phố tìm cách làm ăn rồi về bày ra nghề in đá. Trang đi
quảng cáo nhà buôn, chương trình rạp hát, bao giấy hương, mài đá, vẽ chữ,
lăn in, ba người làm ngày đêm không hết việc.
Thế là một Nam Hưng mở ra ba ngành. Xưởng máy lên đây cũng không
làm xay xát. Ngoại thành ở xa, không có thóc đem vào. Vả lại, Nam Ninh