VII
Địch cứ nghe ngóng và khủng bố, phong trào cứ lan rộng và đã xuống
đến châu Ôn. Ở Quang Lang, cửa ngõ Chi Lăng đã có tổ. Các bà các chị
trong làng cũng nhiều người biết cách mệnh, ở Khơ Lếch, ở Vĩnh Cốt, các
chị đi giao thông. Chị Máo đấy, một tay nải truyền đơn này mà đem về rải
xuống tận chợ Bãi. Chị Khó thì đưa cơm lên tiếp tế cho anh em họp trên
hang Áng Cúm. Chập tối, chị đã vào đặt truyền đơn trước cửa đồn Đồng
Đăng. Lính quát hỏi, bảo đi tìm trâu lạc. Hôm sau thì thấy truyền đơn vào
tận nhà ăn.
Bọn Pháp tận Hà Nội cũng lo cuống. Một cánh mật thám Đăng Vít ở
Lạng Sơn như mọi khi không đủ. Thế là thêm nhiều mật thám Hà Nội lên,
bên Cao Bằng sang. Đêm ngày chúngxua quan châu, tổng đoàn xuống xã.
Bỏ tiền, bỏ chức tước ra mua người làm chó săn thả đi ngấp nghé khắp các
nơi. Mật thám tỉnh về đặt bàn giấy ngồi đôn đốc việc tận châu.
Ở Điềm He, phó tổng Liến đánh hơi thấy có cách mệnh về, nó ra xin đi
bắt cách mệnh. Đăng Vít nói: “Này ông phó tổng, ông lấy được đầu Hoàng
Văn Thụ thì quan cho con ông chân châu uý Điềm He”. Phó tổng Liến hỏi
lại: “Bẩm quan, nộp đầu Lương Văn Chi có được không?”. Đăng Vít gật.
Phong trào đã bắt rễ đến Điềrn He thật.
Một hôm, hương sư Noãn đánh cá, làm rượu mời Tính đến đánh chén.
Trong làng, Tính và Noãn, hai người có chút chữ nghĩa, thường chơi với
nhau. Tính mới ra tranh trượt chân hương sư, bây giờ sắp phải đi Đồng Mỏ
học thợ may. Nhưng còn trù trừ, vẫn ngóp được làm thầy giáo. Làm thầy
giáo hơn ngồi lò khâu.
Rượu vào, hương sư Noãn nói:
– Tôi sẽ xoay cho anh. Năm kia tôi ra hương sư cũng phải lót tay các
quan thế. Cốt biết đường chạy thôi.