xuống Titan năm 2005 và gửi về những bức ảnh cận cảnh đầu tiên của địa hình vệ
tinh. Trong ảnh là một mạng lưới phức tạp gồm các ao, hồ, dải băng và lục địa.
Từ dữ liệu do tàu Cassini và Huygens thu thập, các nhà khoa học đã dựng nên
bức tranh tổng thể của vùng đất bên dưới lớp mây. Khí quyển Titan, giống Trái
Đất, chủ yếu chứa nitơ. Nhưng điều bất ngờ là bề mặt của nó lại phủ đầy những
hồ etan và metan. Do metan rất dễ bắt lửa nên ta có thể sẽ nghĩ Titan rất dễ bùng
cháy. Nhưng do khí quyển Titan không có oxy và nhiệt độ cực lạnh, -180°C, nên
chuyện phát nổ là điều không thể xảy ra. Các nghiên cứu còn chỉ ra một khả năng
rất thú vị, đó là các phi hành gia có thể lấy băng trên Titan, tách oxy và hydro, rồi
kết hợp oxy với metan để tạo ra nguồn năng lượng gần như vô tận – có lẽ đủ để
thắp sáng và sưởi ấm cho cộng đồng định cư tiên phong.
Tuy năng lượng có thể không phải là một vấn đề nhưng cải tạo Titan vẫn chưa
phải việc khả thi. Titan nằm cách Mặt Trời quá xa, nên việc tạo hiệu ứng nhà kính
tự duy trì là điều gần như không thể. Và khí quyển của nó đã chứa lượng lớn
metan, nên bơm thêm vào cũng chỉ vô ích.
Và liệu chúng ta có để ở được trên Titan không? Một mặt, Titan là vệ tinh duy
nhất sở hữu một bầu khí quyển đáng kể, với áp suất cao hơn Trái Đất 45%. Đây
là một trong số ít những nơi trong không gian mà ta sẽ không chết ngay nếu cởi
bỏ bộ đồ vũ trụ. Ta vẫn cần mặt nạ oxy, nhưng máu trong người sẽ không sôi và
ta cũng không bị ép vụn.
Mặt khác, Titan tối và lạnh triền miên. So với trên Trái Đất, phi hành gia đứng
trên bề mặt Titan chỉ nhận được lượng ánh sáng Mặt Trời bằng 0,1%. Lượng
quang năng không đủ để làm nguồn năng lượng, nên toàn bộ ánh sáng và nhiệt
lượng sẽ phụ thuộc vào máy phát chạy không ngừng nghỉ. Thêm vào đó, bề mặt
Titan toàn băng giá, khí quyển thiếu trầm trọng lượng oxy và khí cacbonic để
nuôi dưỡng động thực vật. Làm nông sẽ cực kỳ khó khăn và các vụ mùa phải
được trồng trong nhà kính hoặc dưới lòng đất. Nguồn thức ăn hạn hẹp, chỉ nuôi
sống được rất ít người.
Liên lạc về hành tinh quê nhà cũng là một bất tiện, do tín hiệu radio phải mất
hàng tiếng đồng hồ mới truyền được tin nhắn giữa Titan và Trái Đất. Trọng lực