cách tương tự. Và trong các môn thể thao có giải thưởng vô cùng giá trị, sẽ rất
khó để ngăn các vận động viên ngừng việc cố gắng nâng cấp bản thân.) Bất chấp
những rào cản đạo đức đã nêu, tiến sĩ Stock cho rằng chúng ta không nên từ bỏ
phương án nâng cấp gen, trừ phi việc này gây ra thay đổi có hại. Như nhà sinh
học phân tử từng đoạt giải Nobel James Watson từng nói: “Chẳng ai đủ can đảm
để nói điều này, nhưng nếu ta biết cách bổ sung gen và tạo nên con người tốt hơn,
thì vì lý do gì ta lại không làm?”
TƯƠNG LAI HẬU CON NGƯỜI?
Người ủng hộ siêu nhân học tin rằng khi chúng ta tiếp xúc được với các nền văn
minh tiên tiến trong vũ trụ, thì các cư dân ở đó đã tiến hóa đến mức có thể biến
đổi cơ thể sinh học để thích ứng với điều kiện sống khắc nghiệt trên nhiều hành
tinh. Theo họ, những nền văn minh cao cấp này đã đạt đến trình độ nâng cấp gen
và công nghệ của tương lai. Vậy nên nếu ta gặp họ, hẳn chúng ta không cần bất
ngờ rằng cơ thể họ một nửa thuộc về sinh học, nửa còn lại thuộc về tự động học.
Nhà vật lý Paul Davies còn tiến xa hơn một bước: “Kết luận của tôi sẽ gây giật
mình. Tôi nghĩ nhiều khả năng – thật ra đó là điều tất yếu – trí tuệ sinh học chỉ là
hiện tượng tạm thời, một giai đoạn ngắn ngủi trong lịch sử tiến hóa trí tuệ của vũ
trụ. Nếu sau này chúng ta gặp gỡ trí tuệ ngoài hành tinh, tôi gần như chắc chắn trí
tuệ đó sẽ mang bản chất hậu sinh học. Đây là kết luận phân nhánh rõ ràng và
mang ý nghĩa sâu rộng dành cho công cuộc SETI (search for extraterrestrial
intelligence: tìm kiếm trí tuệ ngoài hành tinh)
Chuyên gia AI Rodney Brooks viết: “Theo dự đoán của tôi, đến năm 2100, người
máy thông minh sẽ xuất hiện khắp mọi nơi trong đời sống thường ngày của
chúng ta. Nhưng ta không tách biệt với người máy mà bản thân chúng ta cũng sẽ
có một phần là robot và sẽ kết nối với chúng.”
Cuộc tranh luận về siêu nhân học thực sự không mới mà đã khởi nguồn từ thế kỷ
trước, khi con người bắt đầu hiểu về các định luật di truyền. Một trong những
người đầu tiên nêu lên ý tưởng là J.B.S. Haldane. Năm 1923, trong một bài giảng,
về sau được in thành sách với nhan đề “Daedalus, or Science and the Future”