nhận định. David Weiss thuộc Đại học Emory nói: “Tất cả chỉ diễn ra trong vòng
một năm. Thật không thể tin được.”
Hiện nay, một nhóm nghiên cứu ở Viện Hubrecht, Hà Lan, đã công bố họ có thể
chỉnh sửa lỗi gen gây bệnh xơ nang. Như vậy, trong tương lai, nhiều chứng bệnh
di truyền nan y có thể sẽ được chữa khỏi. Các nhà khoa học hy vọng một số gen
của vài dạng ung thư nhất định sẽ được thay thế nhờ công nghệ CRISPR, nhờ đó
ngăn chặn được sự phát triển của khối u.
Tuy nhiên, các nhà đạo đức sinh học lại lo ngại nguy cơ công nghệ này bị lạm
dụng. Họ đã tổ chức nhiều hội thảo về vấn đề này do còn nhiều tác dụng phụ và
sự phức tạp chưa được biết tới, đồng thời đưa ra nhiều khuyến cáo để kìm hãm
bước tiến quá nhanh trong nghiên cứu CRISPR. Đặc biệt, họ quan ngại công
nghệ này sẽ dẫn tới liệu pháp gen tế bào mầm. (Có hai loại liệu pháp gen: một là
liệu pháp tế bào soma, chỉnh sửa các tế bào không phải tế bào sinh dục, đột biến
sẽ không kéo sang thế hệ sau; hai là liệu pháp gen tế bào mầm, các thế bào sinh
dục bị biến đổi và các thế hệ sau sẽ thừa kế gen biến đổi.) Nếu không được kiểm
soát, liệu pháp gen tế bào mầm sẽ làm biến đổi di sản gen của loài người. Nghĩa
là khi ta thám hiểm các vì sao thì những nhánh gen mới của con người có thể sẽ
phát triển. Quá trình này thường phải mất hàng chục nghìn năm, nhưng công
nghệ sinh học có thể thực hiện nó chỉ sau một thế hệ, nếu liệu pháp gen tế bào
mầm thành hiện thực.
Tóm lại, giấc mơ chỉnh sửa con người để có thể chinh phục các hành tinh xa xôi
của giới nhà văn khoa học viễn tưởng từng bị coi là phi thực tế và kỳ quặc.
Nhưng với sự xuất hiện của CRISPR, những giấc mơ “viển vông” đó sẽ không
còn bị bỏ qua. Tuy thế, ta vẫn cẩn thận trọng phân tích mọi hệ quả đạo đức từ
công nghệ phát triển quá nhanh này.
CÁC VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC CỦA SIÊU NHÂN HỌC
Vừa rồi chính là những ví dụ của “siêu nhân học,” ngành khoa học chủ trương
dùng công nghệ để nâng cấp kỹ năng và năng lực con người. Để sống sót và thậm