Nói cách khác, tuy cá và cua tách rời thì không thể tiến hóa thành sinh vật bậc
cao hơn, những khi chúng kết hợp thì điều đó là có thể.
Nếu giả sử có những nền văn minh ngoài hành tinh tồn tại trên các vệ tinh có
băng bao phủ (như Europa hay Encedalus) hay vệ tinh của các hành tinh lang
thang và phần lớn chúng đều phát triển dưới nước, vậy câu hỏi sẽ là: Liệu sinh
vật dưới nước có thể thực sự có trí thông minh?
Nếu phân tích đại dương Trái Đất, ta sẽ thấy có vài vấn đề. Vây là phương tiện di
chuyển cực kỳ hữu hiệu dưới đại dương, còn chân (và tay) thì không. Sinh vật
nếu có vây sẽ di chuyển và xoay xở dưới nước rất nhanh, còn dùng chân di
chuyển dưới đáy biển thì rất vụng về và khó khăn. Không ngạc nhiên khi ta thấy
có rất ít loài dưới biển tiến hóa những bộ phận dùng để cầm nắm. Vậy nên, sinh
vật có vây khó có khả năng trở nên thông minh (trừ phi bằng cách nào đó, vây
tiến hóa thành bộ phận cầm nắm hoặc có thể vây chính là tay và chân của các loài
trên cạn nhưng đã trở về đại dương để sống, như cá heo và cá voi).
Tuy nhiên, bạch tuộc là một loài tiến hóa rất thành công. Chúng đã sống sót qua ít
nhất 300 triệu năm và có lẽ là loài thông minh nhất trong số các loài không
xương sống. Khi phân tích bạch tuộc, ta thấy chúng đáp ứng đến hai trên ba tiêu
chí ở trên.
Thứ nhất, là loài săn mồi, chúng sở hữu cặp mắt thợ săn. (Tuy hai mắt không
thực sự tập trung về phía trước để nhìn nổi hoàn toàn.)
Thứ hai, tám xúc tu khéo léo vượt trội giúp chúng có khả năng phi thường trong
việc cầm nắm các vật thể trong môi trường sống.
Nhưng bạch tuộc không có ngôn ngữ nói. Là loài đi săn độc lập, chúng không cần
giao tiếp với các cá thể bạch tuộc khác. Sự tương tác giữa các thế hệ cũng rất xa
cách.
Vì vậy, bạch tuộc thể hiện một mức độ thông minh nhất định. Chúng nổi tiếng ở
khả năng tận dụng thân hình mềm mại để chui qua các kẽ hở nhỏ và thoát ra khỏi
bể cá. Chúng cũng đi qua được mê cung, chứng tỏ chúng sở hữu một dạng ký ức