Tương tự, ta ghi âm cuộc trò chuyện của cá heo và sẽ thấy các tiếng chiêm chiếp
hoặc tiếng réo lặp đi lặp lại theo một công thức toán học.
Nhờ cách này, ta có thể phân tích ngôn ngữ của nhiều loài khác, như chó hay
mèo, và tìm ra dấu hiệu nhận biết tương tự của trí tuệ thông minh.
Tuy vậy, khi phân tích âm thanh của côn trùng, ta thấy ít dấu hiệu của trí tuệ hơn.
Như vậy, những loài động vật kia quả thực có ngôn ngữ sơ khai và máy tính có
thể tính toán mức độ phức tạp của những ngôn ngữ đó bằng phương pháp toán
học.
SỰ TIẾN HÓA CỦA TRÍ TUỆ TRÊN TRÁI ĐẤT
Nếu sự tiến hóa của loài có trí tuệ cần ít nhất ba nhân tố như vừa giới thiệu thì ta
có thể đặt câu hỏi: Có bao nhiêu loài động vật trên Trái Đất sở hữu cả ba nhân tố
đó? Ta có thể thấy nhiều loài săn mồi có mắt nhìn nổi, có càng, móng vuốt, răng
nanh hoặc xúc tu nhưng không có khả năng cầm nắm công cụ. Tương tự, không
loài nào có ngôn ngữ đủ phức tạp để cho phép chúng săn mồi, chia sẻ thông tin
với nhau, cũng như truyền thông tin sang thế hệ sau.
Hãy so sánh trí tuệ và sự tiến hóa của con người với khủng long. Tuy hiểu biết về
khủng long của chúng ta rất hạn chế, nhưng ta biết chúng từng thống trị Trái Đất
trong khoảng 200 triệu năm, ấy vậy mà chúng không hề trở nên thông minh và
phát triển nền văn minh khủng long, trong khi con người chỉ mất khoảng 200.000
năm để làm điều này.
Nhưng nếu phân tích kỹ vương quốc khủng long, ta thấy có những dấu hiệu chỉ ra
rằng trí tuệ có thể đã từng phát triển ở loài này. Chẳng hạn, loài tấn mãnh long
(yelociraptor), từng được bộ phim Jurassic Park (Công viên kỷ Jura) đưa thành
huyền thoại, hẳn đã có thể trở nên thông minh theo thời gian. Chúng có mắt nhìn
nổi của loài đi săn. Chúng đi săn theo đàn, nghĩa là chúng có hệ thống liên lạc với
nhau để phối hợp săn mồi. Và chúng có móng vuốt để nắm con mồi, dần dần có
thể tiến hóa thành ngón tay cái tách biệt. (Ngược lại, chi trước của khủng long
bạo chúa (Tyrannosaurus rex) rất nhỏ, có lẽ chỉ dùng để bứt thịt sau khi săn mồi