đây là lý thuyết kỳ lạ nhất từng được đề xuất trong lịch sử (Einstein từng nói
thuyết lượng tử càng thành công, thì nó càng trở nên quái đản), nhưng không thể
phủ nhận là nó rất chính xác.
Nguyên lý bất định Heisenberg buộc chúng ta phải xem xét lại những gì đã biết
về thực tại. Lỗ đen không hẳn là “đen”. Thuyết lượng tử nói rằng vẫn có thăng
giáng lượng tử trong cái “thuần đen”, do vậy lỗ đen thật ra có màu xám. (Chúng
phát ra bức xạ yếu, gọi là bức xạ Hawking). Theo nhiều sách giáo khoa, tại trung
tâm lỗ đen, hay nơi thời gian khởi phát, tồn tại một “điểm kỳ dị”, tức điểm có
trọng lực vô hạn. Nhưng trọng lực vô hạn lại vi phạm nguyên lý bất định. (Hay
nói cách khác, không tồn tại cái gọi là “điểm kỳ dị”; nó chỉ là tư ngữ ta tạo ra vì
không rõ chuyện gì xảy ra khi các phương trình không còn hiệu lực. Trong thuyết
lượng tử, điểm kỳ dị không tồn tại, do sự mập mờ lượng tử ngăn cản việc xác
định vị trí chính xác của lỗ đen.) Tương tự, chân không thường được hiểu là trạng
thái hoàn toàn không có gì. Khái niệm “không có gì” cũng vi phạm nguyên lý bất
định, nên không tồn tại cái gọi là “hoàn toàn không có gì”. (Trên thực tế, chân
không đầy những hạt vật chất và phản vật chất liên tục xuất hiện rồi biền mất.)
Cũng không tồn tại độ không tuyệt đối, hay mức nhiệt độ khiến mọi chuyển động
đều ngừng. (Ngay ở độ không tuyệt đối, các nguyên tử vẫn hơi dao động, tạo ra
năng lượng điểm không.)
Tuy nhiên, chúng ta gặp một vấn đề khi cố gắng xây dựng lý thuyết hấp dẫn
lượng tử. Những hiệu chỉnh lượng tử của lý thuyết Einstein được miêu tả bằng
hạt graviton. Giống như photon là hạt ánh sáng, thì graviton là hạt hấp dẫn.
Graviton rất khó nắm bắt và chưa hề được tìm ra trong phòng thí nghiệm. Nhưng
các nhà vật lý tin rằng chúng thực sự tồn tại, vì chúng đóng vai trò thiết yếu trong
mọi lý thuyết hấp dẫn lượng tử. Nhưng khi tính toán với graviton, ta thấy hiệu
chỉnh lượng tử trở thành vô hạn. Hấp dẫn lượng tử bị hiệu chỉnh lượng tử công
phá, khiến các phương trình trở thành vô giá trị. Một số bộ óc vĩ đại bậc nhất
trong ngành vật lý đã cố gắng giải quyết vấn đề này, nhưng đều chưa thành công.
Do vậy, một mục tiêu của vật lý hiện đại là xây dựng thuyết hấp dẫn lượng tử,
trong đó hiệu chỉnh lượng tử là hữu hạn và có thể tính toán được. Nói cách khác,
thuyết tương đối rộng của Einstein cho phép hình thành lỗ sâu – thứ có thể sẽ
giúp chúng ta tìm được đường tắt xuyên qua thiên hà. Nhưng thuyết này lại