chặt nó lại thành ống. Tờ giấy vốn là hai chiều, nhưng khi cuộn lại như vậy, nó
biến thành ống một chiều. Nhìn từ xa, bạn chỉ thấy ống một chiều, nhưng thực tế
nó vẫn là hai chiều.
Tương tự, lý thuyết dây nói rằng vũ trụ nguyên thủy có mười chiều rõ rệt, nhưng
vì một lý do nào đó, sáu chiều đã cuộn lên, khiến ta có ảo giác là thế giới chỉ có
bốn chiều. Tuy nghe có vẻ hoang đường, nhưng hiện tại nhiều chuyên gia đang
nỗ lực tìm cách đo lường những chiều cao hơn này.
Nhưng những chiều cao hơn giúp ích gì cho việc thống nhất thuyết tương đối và
cơ học lượng tử? Khi cố gắng kết hợp lực hấp dẫn, lực hạt nhân và lực điện từ
vào một lý thuyết duy nhất, bạn sẽ thấy bốn chiều không đủ “chỗ” cho chúng.
Chúng như những mảnh ghép không khớp nhau. Nhưng nếu bổ sung thêm các
chiều, bạn sẽ có đủ “chỗ” để hợp nhất các lý thuyết thành phần này, chúng giống
như các miếng ghép khớp lại tạo thành bức tranh tổng thể hoàn chỉnh.
Một thí dụ khác, hãy tưởng tượng thế giới hai chiều trong Flatland (Miền đất
phẳng). Các cư dân trong thế giới này trông giống những chiếc bánh quy, chỉ có
thể đi sang trái hoặc sang phải, không bao giờ đi “lên”. Bỗng nhiên có một tinh
thể ba chiều thật đẹp phát nổ, các mảnh vỡ rơi xuống Flatland. Suốt nhiều năm,
cư dân nơi đây thu thập các mảnh vỡ tinh thể và ghép thành hai miếng lớn.
Nhưng dù đã cố gắng hết sức, họ vẫn không thể ghép hai miếng tinh thể cuối
cùng này khớp vào nhau. Rồi một ngày, một cư dân đề xuất giải pháp kỳ quặc là
nếu họ dựng một miếng “lên”, cho vào chiều thứ ba vô hình, thì hai miếng tinh
thể sẽ khớp và tạo thành tinh thể ba chiều tuyệt đẹp. Vậy điểm cốt lõi của việc tái
lập tinh thể là đưa các miếng ghép vào chiều thứ ba. Khi so sánh, ta thấy hai
miếng tinh thể chính là thuyết tương đối và thuyết lượng tử, còn tinh thể là lý
thuyết dây và vụ nổ là Big Bang.
Tuy lý thuyết dây tương thích với các dữ liệu, nhưng ta vẫn cần đưa nó vào kiểm
chứng thực tế. Mặc dù thí nghiệm trực tiếp đương nhiên là bất khả thi, nhưng hầu
hết kiến thức vật lý vốn đều được thu thập gián tiếp. Chẳng hạn, ta biết Mặt Trời
cấu thành chủ yếu từ hydro và heli, dù chưa từng có ai ghé đến Mặt Trời. Ta biết
cấu tạo của Mặt Trời bằng cách phân tích gián tiếp, khi dùng lăng kính thu ánh
sáng Mặt Trời và làm vỡ ánh sáng thành các dải màu. Nghiên cứu các dải màu