TƯƠNG LAI NHÂN LOẠI - Trang 315

Những phỏng đoán trên thoạt nghe có vẻ vô lý, nhưng các dữ liệu vũ trụ mới nhất
từ các vệ tinh của chúng ta dường như lại đứng về phía chúng. Ngay những người
hoài nghi cũng phải công nhận rằng ý tưởng về đa vũ trụ tương thích với thuyết
“vũ trụ lạm phát”, một phiên bản “tăng áp” của thuyết Big Bang. Theo kịch bản,
ngay trước Big Bang, một vụ nổ lạm phát đã tạo nên vũ trụ trong vòng 10

-33

giây

đầu tiên, nhanh hơn nhiều so với lý thuyết ban đầu. Thuyết lạm phát do Alan
Guth, Đại học MIT và Andrei Linde, Đại học Stanford đề xướng, đã giải quyết
được một số bí ẩn vũ trụ. Chẳng hạn, trên thực tế, vũ trụ có vẻ phẳng và thuần
nhất hơn so với dự báo của thuyết Einstein. Nhưng nếu vũ trụ trải qua một cuộc
giãn nở mạnh như vậy, thì nó sẽ phẳng ra, như bề mặt trải ra của một quả bong
bóng khổng lồ. Bề mặt bong bóng lạm phát trông như phẳng do nó có kích thước
lớn.

Ngoài ra, khi nhìn vào vũ trụ theo một hướng rồi nhìn theo hướng ngược lại 180
độ, ta thấy vũ trụ vẫn như vậy. Để được thuần nhất như thế, phải có một dạng pha
trộn nào đó giữa các phần khác nhau của vũ trụ, nhưng do ánh sáng có vận tốc
hữu hạn, nên sẽ không đủ thời gian để thông tin di chuyển qua khoảng cách lớn
như vậy. Do đó, lẽ ra vũ trụ trông phải gợn sóng và hỗn tạp do không có đủ thời
gian để hòa trộn vật chất. Thuyết lạm phát vũ trụ giải thích rằng ban đầu, vũ trụ là
một mảng vật chất nhỏ và thuần nhất. Hiện tượng lạm phát xảy ra đã làm giãn nở
mảng này, tạo ra những gì ta thấy ngày nay. Vì lạm phát vũ trụ là thuyết lượng tử,
nên vẫn có xác suất nhỏ điều này sẽ xảy ra lần nữa.

Tuy không thể chối cãi rằng thuyết lạm phát vũ trụ đã giải thích được các dữ liệu,
nhưng các nhà vũ trụ học vẫn tranh cãi về cơ sở lý thuyết đằng sau nó. Có bằng
chứng rõ ràng từ vệ tinh cho thấy vũ trụ quả thật đã trải qua giai đoạn lạm phát
cực nhanh, song chưa rõ chính xác điều gì thúc đẩy hiện tượng này. Đến nay,
cách giải thích tốt nhất vẫn là thông qua lý thuyết dây.

Tôi từng hỏi tiến sĩ Guth về khả năng tạo ra vũ trụ mini trong phòng thí nghiệm.
Ông trả lời rằng thực ra ông đã tính toán và nhận thấy để làm được việc này, ta
phải tập trung nhiệt lượng cực lớn vào một điểm. Nếu vũ trụ con ra đời trong
phòng thí nghiệm, nó sẽ nổ dữ dội trong một vụ Big Bang. Tuy nhiên, vụ nổ có
thể diễn ra trong một chiều không gian khác, nên từ góc nhìn của chúng ta, vũ trụ
con sẽ biến mất. Nhưng ta vẫn có thể cảm nhận sóng xung kích sinh ra từ nó, có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.