sức mạnh tương đương nhiều bom hạt nhân. Và Guth kết luận, nếu thực sự tạo ra
vũ trụ mini, có lẽ ta sẽ phải chạy thật nhanh!
NIẾT BÀN
Đa vũ trụ cũng có thể được xem xét từ góc độ thần học. Mọi tôn giáo trên thế giới
đều quy về hai loại: sáng thế và vĩnh hằng. Thí dụ, Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo
nói về sáng thế, sự kiện lớn khi vũ trụ ra đời. (Không mấy ngạc nhiên khi những
tính toán ban đầu về Big Bang được thực hiện bởi Georges Lemaìtre, một thầy tu
Công giáo kiêm nhà vật lý. Lemaìtre cho rằng thuyết tương đối của Einstein và
sách Sáng thế trong Kinh Thánh tương hợp với nhau.) Trái lại, trong Phật giáo,
không có vị thần nào. Vũ trụ trong Phật giáo tồn tại thường hằng, không có điểm
khởi đầu hay kết thúc. Chỉ có Niết bàn. Hai trường phái nói trên dường như hoàn
toàn trái ngược nhau. Vũ trụ hoặc có khởi đầu hoặc không.
Nhưng cả hai vẫn có thể kết hợp được nếu ta áp dụng khái niệm đa vũ trụ. Trong
lý thuyết dây, vũ trụ của chúng ta khởi đầu bằng sự kiện gây biến động lớn là Big
Bang. Nhưng ta sống trong đa vũ trụ, với nhiều bong bóng vũ trụ khác. Những
bong bóng này trôi nổi trong khoảng không gian lớn hơn nhiều, đó là siêu không
gian mười chiều, không có khởi đầu.
Như vậy, Sáng thế vẫn luôn diễn ra trong không gian Niết bàn rộng lớn (siêu
không gian).
Đây là cách hợp nhất đơn giản và vừa vặn câu chuyện sáng thế của Do Thái
giáo/Cơ Đốc giáo với Phật giáo. Vũ trụ của chúng ta quả thật khởi đầu trong lửa,
nhưng nó hiện hữu cùng các vũ trụ song song trong Niết bàn thường hằng.
STAR MAKER
Tới đây, ta lại trở về với Olaf Stapledon. Ông hình dung ra Star Maker, nhân vật
thần thánh tạo ra và loại bỏ các vũ trụ. Người này như một họa sĩ trên trời, liên