Một số hành khách sẽ bị say và ói mửa trong trạng thái không trọng lực nhưng
người hướng dẫn khẳng định chuyện đó không thành vấn đề bởi chuyến đi rất
ngắn.
(Để huấn luyện các phi hành gia, NASA sử dụng “sao chổi nôn ọe” là máy bay
KC-135 có khả năng mô phỏng tình trạng không trọng lực. KC-135 bay vùn vụt
lên cao, thình lình tắt động cơ chừng 30 giây, rồi rơi nhào xuống. Các phi hành
gia giờ giống như hòn đá ném vào không trung – họ rơi tự do. Khi động cơ máy
bay bật trở lại, họ mới rơi xuống sàn. Quy trình này lặp đi lặp lại suốt vài tiếng
đồng hồ.)
Cuối chuyến du hành New Shepard, tàu sẽ nhả dù rồi nhẹ nhàng đáp đất bằng các
tên lửa riêng chứ không cần thiết phải đáp xuống biển. Khác với tàu con thoi, nó
sở hữu hệ thống an toàn tự động đẩy bạn khỏi tên lửa nếu động cơ không thể khởi
động khi phóng. (Tàu con thoi Challenger không có hệ thống như vậy và bảy phi
hành gia đã thiệt mạng.)
Blue Origin chưa công bố giá cho chuyến du lịch dưới quỹ đạo này, nhưng các
nhà phân tích cho rằng chi phí ban đầu sẽ vào khoảng 200.000 đô-la mỗi hành
khách. Đây là mức giá cho chuyến du hành bằng tên lửa dưới quỹ đạo của đối thủ
cạnh tranh Richard Branson, một tỷ phú khác đã để lại dấu ấn trong lịch sử khám
phá không gian. Branson là nhà sáng lập hãng hàng không Virgin Atlantic và
hãng vũ trụ Virgin Galactic, đồng thời là người đứng sau để tài trợ những nỗ lực
nghiên cứu của kỹ sư hàng không vũ trụ Burt Rutan. Năm 2004, chiếc
SpaceShipOne của Rutan gây tiếng vang lớn khi giành 10 triệu đô-la giải thưởng
Ansari XPRIZE. SpaceShipOne có thể bay tới tận đường biên khí quyển cách
mặt đất 112 km. Bất chấp việc SpaceShipTwo gây tai nạn chết người vào năm
2014 khi bay trên sa mạc Mojave, Branson vẫn tiếp tục kế hoạch thử nghiệm tên
lửa và biến du lịch không gian thành hiện thực. Thời gian sẽ trả lời liệu hệ thống
tên lửa nào sẽ thành công về mặt thương mại. Nhưng rõ ràng du lịch không gian
đã có vị trí vững chắc.
Hiện tại Bezos đang sản xuất loại tên lửa khác sẽ đưa con người vào quỹ đạo Trái
Đất. Đó là tên lửa New Glenn, đặt theo tên phi hành gia John Glenn, người Mỹ
đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất. Tên lửa này gồm ba tầng, cao hơn 95 m và tạo