Tú Xương là con trai cả cụ Trần Duy Nhuận. Cụ Nhuận có 9
người con, trong đó có 6 người con trai và 3 con gái. Sáu con trai
tên là Uyên, Ngư, Nguyên, Thiệp, Câu, Trừng. Ba con gái tên là
Khiết, Tịnh, Vân.
Tú Xương lấy vợ, vợ tên là Phạm Thị Mẫn, hơn Tú Xương một
tuổi, mất năm 1931, quê ở làng Lương Đường, huyện Bình Giang,
tỉnh Hải Dương, nhưng sinh ở Nam Định. Vợ Tú Xương làm nghề
buôn bán gạo. Tú Xương có 6 người con trai tên là Bành, Bột, Bái,
Uông, Lãng, Chử.
Tú Xương học chữ Hán, sống trong buổi giao thời chuyển từ chữ
Hán sang chữ Quốc ngữ.
Tú Xương mộng công danh theo thói đời, theo đường thi cử, đi thi
8 lần, nhưng hỏng 7 lần, chỉ đỗ một lần: kỳ thi ất Dậu 1885:
hỏng, Mậu Tý 1888: hỏng, Tân Mão 1891: hỏng, Giáp Ngọ 1894: đỗ
tú tài, Đinh Dậu 1897: hỏng, Canh Tý 1900: hỏng, Quý Mão 1903:
hỏng, Bính Ngọ 1906: hỏng.
Kỳ thi năm Giáp Ngọ 1894, Tú Xương đỗ tú tài, được một người
Pháp tên là Buaranh tả lại như sau: “Trường thi Nam Định năm
1894, đông như kiến cỏ. Năm 1891, Nam Định chỉ có 9000 sĩ tử,
năm 1894, con số người đi thi lên tới 11000. Từ giữa trường thi, chỗ
đường thập đạo trông ra, trùng trùng điệp điệp những mu rùa
bằng tre, những tấm mui luyện nhà đồ (tức là những thi cụ lều
chõng). Kỳ đệ nhất vào ngày 25-10-1894. Kỳ đệ nhị, ngày 15-11. Kỳ
đệ tam 25-11. Và kỳ phúc hạch đệ tứ là ngày 1-12-1894. Ngày 8-12-
1894 là lễ xướng danh những người đỗ. Tiếng loa ran lên, ồm ồm
lanh lảnh. Tiếng í ới gọi nhau lạc đường của người nhà các thầy
khóa, của tiểu đồng, lão bộc, quản gia nhổ lều đội chõng ra về
trong đêm tối lập lòe ánh đuốc. Đám đông lên tới 25000 người. Lễ
xướng danh từ rất sớm cho đến chiều. Ghế bành của các quan