Vẩn vơ em nghĩ
Nếu em không đến
Sao chàng chẳng lại?
Em nhẹ nhàng nhảy lên
lầu trên thành
Một ngày không thấy chàng
như ba tháng
(Trịnh Phong 17)
Thơ là tiếng nói nội tâm, là “quán âm”. Như bài thơ trên, câu nào
cũng hay cả. Bốn câu cuối có 4 từ đưa hơi (hề), 12 từ còn lại là
một… truyện ngắn thực sự. Truyện ngắn có thể viết như sau:
Ba tháng
“Một bức tường đổ. Sau tường có chiếc giếng đá. Có chàng thư
sinh hay tắm ở đấy, vắt áo lên bờ tường.
Thiếu nữ đa tình vén rèm, trông thấy tấm lưng trần của
chàng trai. ở đốt xương sống thứ tám của chàng có một nốt ruồi
lạ. Ngày nào cũng nhìn, lầu ngày thành quen, thành nhớ.
Chàng trai ốm. Một ngày không gặp nhau dài như ba tháng”.
Ai là Trang Sinh, là Hồ Điệp, là Điệp Lang
Chuyện Trang Sinh là chuyện giấc mộng đời, “giấc kê vàng”.
Nhân vật thi sĩ trong truyện (và cả Nguyễn Bính thật ngoài đời) chỉ
mạo nhận, mạo danh là Trang Sinh, là Hồ Điệp, là Điệp Lang mà
thôi. Thực ra nhân vật Trang Sinh, Hồ Điệp, Điệp Lang trong truyện