TÚP LỀU BÁC TOM - Trang 6

N

LỜI NÓI ĐẦU

ước Mĩ mới được thành lập từ cuối thế kỉ XVIII, sau khi
đánh bại bọn thực dân Anh. Vừa ra đời, nó ra sức phát triển
công nghiệp, với ý đồ đuổi kịp và vượt các nước tư bản châu
Âu. Ngay từ đầu, tư bản Mĩ đã thấm đầy máu và mồ hôi của

nhân dân lao động, nhất là của những người nô lệ da đen. Đầu thế kỉ
XIX, kinh tế Mĩ phát triển mạnh, nhân công thiếu một cách nghiêm
trọng. Để có nhân công, bọn con buôn sang châu Phi, buôn những
người da đen; chúng xông vào các thành thị, thôn xóm châu Phi, lùa
từng đoàn người xuống tàu biển chở sang Mĩ làm nô lệ. Biết bao cảnh
đàn áp, đánh đập, giết tróc vô cùng tàn nhẫn. Chúng nhốt những
người da đen vào cũi dưới hầm tàu, đẩy họ lên đất Mĩ sống cuộc đời
nô lệ. Một số những người nô lệ ấy, phần nhớ quê hương đất nước,
gia đình làng mạc, phần bị hành hạ hết sức dã man, đã bỏ mình trên
đường tới nước Mĩ, và xác họ bị vứt xuống biển. Hàng vạn người đã
chịu số phận như thế. Những người sống sót bị bán ở các chợ bán nô
lệ nhan nhản trên thị trường Mĩ lúc bấy giờ. Họ bị xiềng xích, đánh
đập, vợ lìa chồng, cha bỏ con, cuộc đời đầy tủi nhục, oán hờn. Những
người nô lệ bị coi như đồ vật, những "đồ vật biết nói" không có chút
quyền mảy may; chủ nô lệ có đủ mọi quyền hành đối với họ như đối
với những đồ vật vô tri vô giác. Chúng tha hồ đánh đập, bán đi mua
lại, hoặc giết chết. Đó là một chế độ cực kì dã man, một vết nhơ trong
lịch sử nước Mĩ. Nhưng ở đâu có áp bức, ở đấy có đấu tranh. Những
người nô lệ da đen đã nhiều lần nổi dậy để tự giải phóng; nhưng họ bị
đàn áp khốc liệt, những cuộc nổi dậy bị nhấn chìm trong biển máu.

Đến giữa thế kỉ XIX, vì vấn đề chế độ nô lệ, nước Mĩ chia làm hai

miền chống đối nhau; một cuộc nội chiến gọi là "Bắc Nam phân
tranh" kéo dài 5 năm (1860 - 1865). Ở miền Bắc nước Mĩ, công
nghiệp phát triển mạnh mẽ cần nhiều công nhân có quyền tự do vào
làm các xưởng máy, do đó chủ trương xóa bỏ chế độ nô lệ để thu hút
nhân công từ ruộng đất vào xí nghiệp. Nhưng ở miền Nam nước Mĩ,
đất đai màu mỡ, việc trồng bông rất thuận tiện. Công nghiệp dệt lại
đòi hỏi nhiều bông. Nhu cầu về bông tăng lên vùn vụt. Bọn tư bản
miền Nam muốn giữ nhân công gắn chặt với ruộng đất của chúng, cố
sức duy trì chế độ nô lệ. Mâu thuẫn về quyền lợi của tư bản giữa hai
miền Nam - Bắc tăng lên. Đó là nguyên nhân xảy ra nội chiến ở Mĩ.
Từ năm 1840, ngay ở miền Nam nước Mĩ, có những người Mĩ có xu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.