TÚP LỀU BÁC TOM - Trang 8

những người mẹ dũng cảm như Eliza, những thanh niên cương nghị,
tha thiết với tự do như George. Đồng thời, tác phẩm cũng lên án đanh
thép chế độ nô lệ nhan nhản những tên con buôn, những tên chủ nô
lệ cùng bọn tay sai vô cùng tàn bạo, bọn côn đồ chỉ biết tôn thờ tiền
vàng. Đồng tiền vàng làm chúng mất hết tính người. Pháp luật của
nhà nước Mĩ bênh vực chế độ nô lệ, cho phép chúng đánh đập xiềng
xích, giết chết những người da đen vô tội và trừng trị những ai che
chở người nô lệ.

Với tác phẩm của mình, nhà văn Stowe đã đóng góp một phần vào

công cuộc giải phóng nô lệ ở nước Mĩ; bà tố cáo thống thiết chế độ vô
nhân đạo ấy, khích lệ những người Mĩ có lương tâm đấu tranh để tiêu
diệt nó.

Đọc tác phẩm này, chúng ta cần chú ý đến hai con đường để thực

hiện lí tưởng tự do. Bác Tom sống một cuộc đời trong sạch, bác
thương yêu vô hạn những người cùng cảnh ngộ, bác dũng cảm chịu
chết chứ không chịu đánh một người nô lệ khác. Bác không đấu tranh
bạo lực, sợ đổ máu. Bác luôn luôn hướng về Chúa, nhưng Chúa không
hề bênh vực bác và những người khổ cực như bác. Tấm lòng nhân
đạo đưa bác đến cái chết thê thảm. Con đường thứ hai là con đường
mà Eliza, George đã đi. Phải vùng dậy, đấu tranh không khoan
nhượng với kẻ thù.

Bằng những lời lên án quyết liệt chế độ nô lệ, bằng những con

đường đấu tranh mà tác giả đã đề ra để tranh thủ mọi tầng lớp xã hội
khác nhau ở nước Mĩ lúc bấy giờ, bà Stowe được coi là "người phụ nữ
da trắng trẻ tuổi đã góp phần vào chiến thắng của lực lượng tiến bộ
đòi hủy bỏ chế độ nô lệ trong cuộc nội chiến."

Trong những năm hoạt động cách mạng thời trẻ tuổi, Bác Hồ đã

qua Mĩ và đọc "Túp lều bác Tom". Bác là người Việt Nam đầu tiên
lên án gay gắt chính sách phân biệt chủng tộc rất dã man của đế quốc
Mĩ ngay từ ngày ấy, trong nhiều bài báo đăng trên báo chí ở nước
Pháp.

Người dịch

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.