TÚP LỀU BÁC TOM - Trang 7

hướng tiến bộ chủ trương giải phóng nô lệ. Họ đấu tranh lên báo chí,
trong nghị trường, đòi chính phủ phải hủy bỏ chế độ vô nhân đạo ấy.
Họ giúp người nô lệ da đen trốn khỏi địa ngục là những đồn điền
bông; ở đó người da đen bị ngược đãi hết sức dã man. Họ tổ chức
những chặng đường bí mật, những trạm đón tiếp nô lệ bỏ trốn, dẫn
sang Canada, là đất nước lúc bấy giờ không còn chế độ nô lệ (Canada
xóa bỏ chế độ nô lệ năm 1833). Đất Canada tượng trưng cho sự tự do
của những người nô lệ da đen ở Mĩ lúc bấy giờ. Hoàn cảnh ra đời của
tác phẩm "Túp lều bác Tom" là như thế.

Bà Harriet Beecher Stowe (1811 - 1896) - tác giả của quyển sách

này, sống ở bang Ohio, một bang ở sát miền Nam nước Mĩ, nơi chế
độ nô lệ tồn tại khốc liệt nhất. Bà đã mắt thấy tai nghe những cảnh
buôn bán nô lệ rất thương tâm; bà đã chứng kiến những cảnh lao
động khổ nhục của người nô lệ; bà đã thấy họ bị đày đọa, đánh đập
tàn nhẫn như thế nào; bà đã thấy bọn chủ nô dùng chó săn đuổi bắt,
cắn xé người nô lệ bỏ trốn, hoặc dùng súng đi săn bắt họ như săn bầy
thú rừng. Bà cũng đã thấy những cuộc đấu tranh của người da đen để
tự giải phóng, và đã viết nên tác phẩm "Túp lều bác Tom". Những
người Mĩ có xu hướng tiến bộ lúc ấy coi nô lệ da đen là những con
người cũng có tình thương yêu gia đình thắm thiết, cũng có một tâm
hồn phong phú, có trí thông minh tuyệt vời và có tinh thần đấu tranh
gan dạ. Họ đứng về phía tự do, bảo vệ quyền của con người, coi chế
độ nô lệ là một chế độ dã man cần xóa bỏ. "Túp lều bác Tom" đã
nói lên điều đó.

Tác phẩm kể cuộc đời thống khổ của một người nô lệ da đen là

bác Tom. Bác là một người trung thực, ngay thẳng, biết trọng danh
dự. Nhưng cuộc đời bác là một chuỗi ngày đen tối, đầy tủi nhục. Bác
phải lìa bỏ vợ con, bị bán từ nơi này qua nơi khác, bị đánh đập tàn
nhẫn. Cuối cùng, do bảo vệ nhân phẩm của mình, bác bị đánh chết
trong một đồn điền trồng bông khủng khiếp ở miền Nam nước Mĩ,
nơi chôn vùi bao nhiêu cuộc đời lầm than như cuộc đời bác. Tác
phẩm còn kể số phận của Eliza cùng đứa con, bỏ trốn đi. Đó là một
người mẹ đã hi sinh tất cả để cứu đứa con khỏi rơi vào tay một tên
buôn nô lệ tàn ác; đó là một người vợ tha thiết yêu chồng - một thanh
niên thông minh, đã sáng chế ra một cái máy tước sợi gai, mà cuộc
đời cũng bị đày đọa, trăm nghìn cay đắng.

"Túp lều bác Tom" ca ngợi những người nô lệ da đen là những

người trung thực, biết tôn trọng phẩm giá con người như bác Tom,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.