đã vào đất Thục. Qua một cầu lớn, Huyền Tông hỏi tên cầu, Thôi Viên
thưa:
- Đây là cầu Vạn Lý!
Huyền Tông nghe nói, sực tỉnh gật đầu mà phán:
- Thế là lời nhà sư Nhất Hạnh đã nghiệm rồi. Trẫm chẳng còn sợ gì nữa!
Nguyên là nhà đường có một thần tăng, tên gọi Nhất Hạnh, tinh thông thiên
văn, lịch pháp, từng chế được cả "Hỗn thiên nghi" và "Phúc củ đô" (1), cực
kỳ thần diệu. Còn về số so với Viên Thiên Cơ, Lý Thuần Phong chẳng thua
kém gì. Huyền Tông thường đi Đông Đô, cùng Nhất Hạnh lên lầu tây của
chùa Thiên Cung, ngắm nhìn trời sao, bâng khuâng mà than:
- Trẫm coi sóc sông núi như thế này, tất là sẽ được hưởng mãi cảnh yên vui
vậy!
1 Tên các dụng cụ để đo mặt trời, trăng sao, đo động đất thời cổ Trung
Quốc.
Nhân đó mới hỏi Nhất Hạnh:
- Trẫm may ra có thoát khỏi tai họa cả đời chăng?
Nhất Hạnh thưa:
- Bệ hạ "du hành Vạn Lý", tuổi thánh không có điều gì đáng lo.
Lúc ấy Huyền Tông cũng nghe vậy, chỉ nghĩ đó là lời ngợi ca, nào ngờ có
ngày đi mãi vào Tây Thục, qua cầu này, cũng tên là Vạn Lý, nhân đó lại
nhớ tới lời Nhất Hạnh, mới thấy nghiệm. Nghĩ tới câu sau, biết rằng mình
không gặp điều gì nguy hiểm nữa, cho nên trong lòng thoải mái mà phán:
- Trẫm chẳng còn gì sợ nữa!
Chính là:
Đi xa Vạn Lý khéo lên cầu
Lời sấm nhà sư thật nhiệm mầu
"Thánh thọ vô cương" may mắn lắm
Đường xa rong ruổi bớt lo âu.
Huyền Tông giục quân sĩ đi nhanh, chỉ mấy ngày sau, đã tới trạm dịch