nói là ơn nghĩa, ơn tình. Báo đức với báo oán là hai việc khác nhau. Báo
oán thì không được quá khắc nghiệt, chỉ cần ở mức công bằng là đủ rồi.
Ngay trong những oán thù đó, có cái phải báo, có cái không nên báo, gặp
thời nên báo thì báo, có thời không báo cũng không báo. Tất cả đều bởi lẽ
chính trực, công bằng cả vậy. Nhưng đã là ơn thì phải báo, không những
thế mà còn phải báo rất hậu, không thể nói tới chuyện ơn đền thế nào thì
báo thế ấy. Ơn một bát cơm, lấy nghìn vàng mà báo, nào phải chuyện đếm
đong mua bán ở đây Ta đương gặp lúc nguy khốn, người xả thân cứu ta,
trong tình cảnh bức bách hiểm nguy như thế, dẫu có thể công việc không
thành, cũng phải nhận ở đây lòng tốt của người, mà suốt đời nhớ ơn. Huống
chi lại thực đã cứu ta khỏi cảnh hoạn nạn, chẳng khác gì nghĩa ruột thịt tử
sinh còn gì. Ta nay làm nên công nghiệp thế nào chăng nữa, cũng đều từ ơn
đó mà ra. Với cái ơn lớn đến thế, dẫu có xả thân, bỏ nhà mà báo cũng thực
chẳng quá.
Từ chuyện báo ơn đền nghĩa trên đây, đến việc của vua của bầy tôi tuy
không thể nói chuyện thí ơn đền nghĩa, nhưng kẻ bề tôi có công định yên
xã tắc, cứu khốn phò nguy, lập nên công huân hiển hách cho buổi thịnh
thời, chẳng lúc nào quên ơn thánh chúa, ra sức hết lòng mưu đồ xã tắc,
cũng nào phải là nghĩ đến chuyện được đền ơn đâu!
***
Lại nói chuyện Túc Tông từ ngày lên ngôi ở Linh Vũ, liền phong Quách Tử
Nghi làm Vũ bộ thượng thư, trưởng sử Linh Vũ là Lý Quang Bật làm Hộ
bộ thượng thư bắc bộ lưu thú, kiêm Đông bình chương sự. Lại sai người
triệu Lý Bí về triều. Lý Bí tự là Trương Nguyên, vốn người Kinh Triệu,
sinh ra đã khác thường, mang vẻ tiên phong đạo cốt, ngay từ lúc nhỏ vẫn
như nghe có tiếng nhạc tiên ở trên không đến đón rước, người như động
đậy muốn bay lên trời để theo đi, người nhà phải cùng nhau ôm chặt lấy.
Mỗi lần nghe tiếng nhạc, người nhà phải giã nhiều tỏi rồi vẫy tung lên trời
như mưa tưới vậy về sau tiếng nhạc mới thưa dần. Đến năm bảy tuổi, đã