Chữ Nhân Hoạch
Tùy Đường Diễn Nghĩa
Dịch Giả: Lê Văn Đình
Dịch Thơ: Lê Văn Uông
Hồi Thứ Chín Mươi Chín
Xét tội phản, vua nhớ ơn tôi, định tha,
Vẹn duyên lành, người hẹn với hoa, cùng rụng
Từ rằng:
1. Bề tôi phản nghịch, tội không tha
Thánh chúa cầm cân, luật chẳng tà
Phép nước dẫu nghiêm, ơn cũng nặng
Tử sinh đôi ngã: ái, nhân, hòa.
2. Rung rinh mai nọ trắng hoa
Thâm cung lạnh lẽo sao mà muốn rơi
Phải rằng hoa lại rủ người
Hồn thơm bay tới đền đài xưa chăng?
Theo điệu "Ức thiếu niên"
C
ổ nhân nói: "Cầu trung thần tất ư hiếu tử chi môn", muốn có kẻ bề tôi
trung phải tìm ở cửa nhà người con hiếu, ý nói rằng đã là con hiếu thì có
thể làm tôi trung. Than ôi! Thờ cha mẹ không gì lớn bằng biết giữ thân
mình, từ sợi tóc, cho đến móng tay, không dám để thương tổn. Thờ vua thì
lại lấy điều tận tâm, quên cả thân mình làm đầu. Hai trách nhiệm này tưởng
như khác nhau, nhưng thực ra là một. Đã là bất hiếu, thì lẽ đương nhiên
cũng bất trung, mà đã tận trung, thì đấy chính là hiếu vậy. Ngày xưa, có
những người không làm được tôi trung. Phận làm con gặp phải người cha
như thế, chính là sự trừng phạt bởi tội lỗi kiếp trước. Huống chi lại được
làm con của bề tôi danh tiếng, đời đời mang ơn xã tắc, mà đến khi gặp nạn
nước, không nghĩ đến việc chết theo nước lại đem thân hàng giặc, vứt bỏ cả
danh tiếng của gia tộc, làm nhục cả giang sơn, thì rõ ràng là kẻ phản nghịch